Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cảnh báo tội phạm “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” trên mạng

Xuân Thống

Thứ năm, 17/03/2022 - 16:56

(Thanh tra) - Lợi dụng sự thiếu hiểu biết trong thời điểm diễn ra dịch bệnh Covid-19 và tâm lý cả tin, hám lợi của một bộ phận người dân nên tội phạm “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” qua mạng internet diễn ra phức tạp. Nhằm công tác phòng ngừa, Công an Nghệ An đã đưa ra cảnh báo cũng như một số cách nhận biết về tội phạm này.

Cơ quan chức năng Nghệ An điều tra đối tượng phạm tội “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”. Ảnh: Ngọc Anh

Theo Công an Nghệ An, thời gian gần đây, các cơ quan chức năng đã tăng cường tuyên truyền, thông báo về tội phạm “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” qua mạng Internet, mạng viễn thông. Nhằm khuyến cáo, phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quần chúng nhân dân cảnh giác với tội phạm trên, Công an tỉnh thông báo một số thủ đoạn của tội phạm này nổi lên trong thời gian qua.

Thứ nhất, các đối tượng giả danh người có chức vụ, quyền hạn để lừa đảo, nhất là giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án... Thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này chủ yếu sử dụng các đầu số điện thoại, không phải là đầu số điện thoại của Việt Nam (+84) gọi điện trực tiếp cho nạn nhân, tiếp đó, các đối tượng sử dụng nhiều kịch bản khác nhau như: Giả làm nhân viên bưu điện gọi điện thông báo nhận bưu phẩm; nhân viên viễn thông gọi điện thông báo nợ cước; nhân viên điện lực gọi điện thông báo nợ cước, dọa cắt điện; cảnh sát giao thông gọi điện thông báo phạt nguội, gây tai nạn bỏ trốn; vi phạm phòng, chống dịch bệnh Covid 19... Các đối tượng liên hệ với nạn nhân để khai thác thông tin cá nhân. Sau đó, sử dụng các thông tin đó làm giả các lệnh bắt, khởi tố của cơ quan công an để đe dọa nạn nhân (thường thông báo nạn nhân liên quan đến các đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia, rửa tiền), yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản do chúng cung cấp để phục vụ công tác điều tra, sau đó chiếm đoạt hoặc yêu cầu nạn nhân tự đăng ký một tài khoản ngân hàng, chuyển tiền vào tài khoản đó, sau đó cung cấp tài khoản, mật khẩu, mã OTP cho các đối tượng, rồi chúng rút tiền trong tài khoản để chiếm đoạt.

Quá trình nói chuyện với người dân, các đối tượng thường yêu cầu người dân giữ máy liên tục, tìm nơi riêng tư để nói chuyện và yêu cầu người dân không được tiết lộ thông tin này cho bất kỳ ai.

Công an Nghệ An chỉ ra cách nhận biết và phòng ngừa tội phạm. Ảnh: Xuân Thống

Thứ hai là thủ đoạn tuyển “cộng tác viên online” để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hình thức lừa đảo bằng việc tuyển “cộng tác viên bán hàng online” đã xuất hiện từ lâu, tuy nhiên, thời gian gần đây, các đối tượng đã lợi dụng hình thức thuê người đặt hàng ảo để tăng lượng đơn hàng, nhận đánh giá tốt trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo... Các đối tượng đã sử dụng “mồi nhử” hấp dẫn như: Mua hàng trực tiếp nhưng không nhận hàng (những kẻ lừa đảo gọi là làm tăng tỷ lệ tương tác mua hàng đối với sản phẩm), việc mua hàng sẽ được thực hiện chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp. Mỗi lượt mua hàng thành công sẽ được hưởng hoa hồng từ 10 - 20% số tiền gốc của mỗi đơn hàng, tiền sẽ được chuyển khoản ngược về sau 5 - 10 phút khi đặt hàng thành công (bao gồm cả tiền gốc và hoa hồng).

Ban đầu, để tạo lòng tin và kích thích lòng tham của nạn nhân, các đối tượng sẽ cung cấp đường link trên hệ thống Shopee, Lazada, Tiki... của một sản phẩm khoảng một triệu đến hai triệu đồng và tài khoản ngân hàng cá nhân do đối tượng cung cấp để nạn nhân chuyển khoản với số tiền tương ứng với giá trị trên hệ thống. Ngay sau đó các đối tượng sẽ chuyển khoản ngược lại cho nạn nhân như đã thỏa thuận.

Khi nạn nhân đã “cắn câu” chuyển số tiền đến vài chục triệu thì các đối tượng không chuyển khoản ngược lại nữa và đưa ra nhiều lý do khác nhau để nạn nhân tiếp tục “say mồi” như: Nhiệm vụ hoàn thành được 95/100 điểm tín nhiệm, cần tiếp tục chuyển tiền để hoàn thành 100 điểm... và nhiều người tiếp tục chuyển tiền và bị lừa số tiền đến vài trăm triệu đồng...

Với thủ đoạn tuyển “cộng tác viên online” để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các bài tuyển cộng tác viên online thường xuyên xuất hiện nhiều trong quảng cáo trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo... Các công ty, tổ chức và các sàn thương mại điện tử khi có nhu cầu tuyển dụng việc làm, tuyển cộng tác viên thì sẽ có thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua website của các công ty, tổ chức đó. Do đó, các bài tuyển dụng việc làm nói chung và tuyển cộng tác viên online nói riêng có nguy cơ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Để chủ động đấu tranh, phòng ngừa loại tội phạm này, Công an tỉnh Nghệ An cũng khuyến nghị người dân không nhấn vào các đường link lạ, tuyệt đối không cung cấp các thông tin tài khoản ngân hàng cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào thông qua các cuộc gọi, đường link gửi bằng mail/tin nhắn. Nếu người thân, bạn bè nhắn tin vay mượn tiền qua các mạng xã hội thì gọi điện thoại trực tiếp cho người đó để xác minh thông tin chính xác trước khi chuyển tiền.

Cùng với đó, không cung cấp mã OTP do ngân hàng cung cấp hay thực hiện xóa cài đặt xác thực Smart OTP cho bất kỳ ai; thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội; không cho mượn, thuê các giấy tờ cá nhân liên quan, không nhận chuyển khoản ngân hàng hoặc nhận tiền chuyển khoản của các ngân hàng cho người không quen biết.

Khi phát hiện sự việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra cần thông tin cho cơ quan công an để phục vụ công tác xác minh, điều tra, làm rõ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Trục xuất người nước ngoài vi phạm pháp luật

Tuyên Quang: Trục xuất người nước ngoài vi phạm pháp luật

(Thanh tra) - Ngày 21/11, Công an tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Công an tỉnh Lào Cai, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai tiến hành trục xuất Guan Jun Feng (sinh năm 1971, quốc tịch Trung Quốc) có hành vi hoạt động không đúng mục đích nhập cảnh đã khai báo ban đầu.

Nam Dũng

20:50 21/11/2024
Hải Phòng: Kiểm tra vũ trường New MDM, phát hiện 26 người dương tính với ma túy

Hải Phòng: Kiểm tra vũ trường New MDM, phát hiện 26 người dương tính với ma túy

(Thanh tra) - Công an TP Hải Phòng cho biết, vào khoảng 0 giờ 15 phút rạng sáng ngày 21/11, tại vũ trường New MDM (lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an TP đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng Công an TP tiến hành kiểm tra vũ trường này.

TK

15:51 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm