Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tổng cục Thống kê: GDP năm 2023 tăng 5,05%

Nguyễn Điểm

Thứ sáu, 29/12/2023 - 13:55

(Thanh tra) - Kinh tế Việt Nam năm nay tăng trưởng 5,05%, cao hơn nhiều nước trong khu vực, thế giới. GDP bình quân đầu người Việt Nam vượt 100 triệu đồng.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương. Ảnh Nguyễn Điểm

Ngày 29/12 Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố các số liệu kinh tế - xã hội quý IV và năm 2023 với nhiều điểm đáng chú ý.

GDP quý IV ước tăng 6,72%

Phát biểu tại buổi họp báo, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, GDP quý IV ước tăng 6,72% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mức tăng trưởng này được đánh giá là cao hơn quý IV các năm 2012-2013 và 2020-2022, với xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,41%, quý II tăng 4,25%, quý III tăng 5,47%).

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,13%, đóng góp 7,51% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,35%, đóng góp 42,58%; khu vực dịch vụ tăng 7,29%, đóng góp 49,91%.

Về sử dụng GDP quý IV/2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 4,86% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 53,18% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 6,21%, đóng góp 44,18%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,68%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,76%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 2,64%.

Như vậy, GDP năm nay tăng 5,05% so với năm trước, cao hơn tốc độ tăng của 2020 và 2021 - thời điểm chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Với đà tăng trưởng này, quy mô nền kinh tế Việt Nam theo giá hiện hành đạt 430 tỷ USD đến cuối 2023.

GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38% (cơ cấu tương ứng của năm 2022 là 11,96%; 38,17%; 41,32%; 8,55%).

Đáng chú ý, năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022). Theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022.

Giá điện, giáo dục, lương thực đẩy CPI năm 2023 tăng 3,25%

Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, đóng góp 8,84%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29%.

Theo cơ quan thống kê, lạm phát cơ bản tháng 12/2023 tăng 0,17% so với tháng trước, tăng 2,98% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,16% so với năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung, tăng 3,25% so với cùng kỳ 2022, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra (dưới 4%).

Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước năm 2023 giảm 11,02% so với năm trước, giá gas giảm 6,94% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Dịch vụ vẫn là nhóm đóng góp nhiều nhất vào giá trị tăng thêm của nền kinh tế, trên 62%. Theo Tổng cục Thống kê, các hoạt động thương mại, du lịch duy trì tăng trưởng, đóng góp tích cực vào đà đi lên của dịch vụ. Nhờ đó, giá trị tăng thêm khu vực này vượt 6,82% so với năm trước, và cao hơn các năm 2020-2021.

Trong khi đó, công nghiệp và xây dựng tiếp tục đối diện nhiều khó khăn trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp chỉ đạt 3,02%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,62% - mức thấp nhất 13 năm.

Xuất nhập khẩu giảm 6,6% so với năm ngoái nhưng là kết quả của nhiều nỗ lực mở rộng thị trường mới, xúc tiến thương mại trong bối cảnh cầu thế giới giảm sâu, đạt 693 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 28 tỷ USD.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Vì sao 10 Cục trưởng cục Thuế bị phê bình?

Vì sao 10 Cục trưởng cục Thuế bị phê bình?

(Thanh tra) - 10 Cục trưởng Cục thuế các địa phương có tỷ lệ cửa hàng xăng dầu sử dụng máy POS/máy tính bảng cao, nhưng đến hết tháng 9/2024 vẫn chưa tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu nên bị Tổng cục Thuế phê bình.

Trần Quý

23:07 06/12/2024
Vietnam Airlines ký kết nhiều văn bản ghi nhớ tại Nhật Bản

Vietnam Airlines ký kết nhiều văn bản ghi nhớ tại Nhật Bản

(Thanh tra) - Ngày 6/12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Thanh Mẫn và đoàn công tác, Vietnam Airlines đã ghi dấu cột mốc 30 năm đường bay thẳng Việt Nam - Nhật Bản và ký kết với nhiều tỉnh, thành và đối tác du lịch hàng đầu Nhật Bản.

Trần Quý

20:31 06/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm