Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phiên họp lần thứ nhất của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN

Thứ năm, 08/12/2016 - 16:21

Sáng 08/12/2016, tại Tổng cục Hải quan đã diễn ra phiên họp lần thứ nhất của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban chỉ đạo quốc gia).

Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại họp phiên thứ nhất tại Tổng cục Hải quan.

Tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban Ủy ban chỉ đạo quốc gia; Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng - Phó Trưởng ban; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn và các Ủy viên ban chỉ đạo; cùng đại diện các Bộ, Ban ngành, cơ quan báo chí truyền thông.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã báo cáo trước Hội nghị kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế một cửa quốc gia theo quyết định số 2120/2011/QĐ-TTg và định hướng hoạt động của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại theo Quyết định số 1899/2016/QĐ-TTg ngày 04/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2018 sẽ hoàn thành triển khai mở rộng ra phạm vi toàn quốc các thủ tục đối với phương tiện, hàng hóa vận tải vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi; các thủ tục đối với phương tiện vận tải vào, rời cảng hàng không thông qua Cơ chế một cửa quốc gia; triển khai các thủ tục hành chính có số lượng giao dịch nhiều, tác động lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức và người dân đạt ít nhất 80% trên tổng số các thủ tục hành chính của các Bộ, ngành có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của người và phương tiện.

Ủy ban chỉ đạo quốc gia được thành lập theo Quyết định số 1899/2016/QĐ-TTg ngày 04/10/2016 nhằm thực hiện ba nhiệm vụ chủ yếu sau: (i) Triển khai, vận hành và duy trì Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN theo đúng cam kết hình thành Cộng đồng ASEAN; (ii) Thực hiện cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực thuận lợi hóa thương mại thể hiện tại Hiệp định tạo thuận lợi thương mại WTO, các Điều ước quốc tế khác có liên quan đến tạo thuận lợi thương mại; (iii) Triển khai các giải pháp tạo thuận lợi cho giao lưu hàng hóa qua biên giới, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo yêu cầu của Chính phủ.

Đến năm 2020, hoàn thành triển khai tất cả các thủ tục hành chính của các Bộ, ngành tham gia quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

Thời gian thông quan và giải phóng hàng hóa, người và phương tiện liên quan tới các thủ tục hành chính một cửa ngang bằng với nhóm 04 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN. 

Đảm bảo 100% các thủ tục hành chính thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia được thu phí, lệ phí bằng phương thức điện tử; các chứng từ điện tử (giấy phép điện tử, giấy chứng nhận điện tử và các giấy tờ điện tử tương đương) được cấp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia được sử dụng khi thực hiện các thủ tục hành chính khác có liên quan.

Thực hiện trao đổi và công nhận lẫn nhau về các chứng từ thương mại được cấp dưới dạng điện tử với các nước ASEAN và trao đổi, xử lý chứng từ thương mại với các nước, khối - cộng đồng kinh tế theo các thỏa thuận và cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia...

Dưới sự điều hành của Trưởng ban – Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, các Ủy viên và đại diện các Bộ, ngành đã tập trung thảo luận, đánh giá kết quả đạt được cũng như những tồn tại, vướng mắc cũng như các giải pháp trong thời gian tới.

Phát biểu tại phiên họp lần thứ nhất, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao kết quả đã đạt được của Ủy ban trong thời gian qua và nhất trí với mục tiêu nhiệm vụ giải pháp đã nêu trong báo cáo.

Hiện chỉ có 36 thủ tục được thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia, chiếm tỷ lệ thấp 13% trên tổng số hơn 280 thủ tục hành chính theo Kế hoạch tổng thể về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN  giai đoạn 2016-2020. Để đạt được mục tiêu đến hết năm 2020, 100% các thủ tục hành chính được thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia là một thách thức không nhỏ. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những giải pháp đồng bộ về cơ chế chính sách, cơ chế tài chính, cơ chế phối hợp giữa các Bộ ngành và hạ tầng công nghệ thông tin.

Phó Thủ tướng yêu cầu, trước mắt, phải đơn giản hoá và lược bỏ bớt những thủ tục không thật sự cần thiết hoặc đưa các thủ tục có chung bản chất/thành phần hồ sơ thành một thủ tục hợp nhất.

Thời gian tới, các Bộ, ngành cần rà soát hơn 70 nhóm thủ tục hành chính liên quan đến xuất nhập khẩu và vận tải quốc tế nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất khi đưa lên thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) cần dự kiến xây dựng lộ trình hoạt động cụ thể (đặc biệt trong năm 2017) và phân công nhiệm vụ cho các thành viên; xây dựng Nghị định hướng dẫn để tạo hành lang pháp lý hoạt động, đề xuất nguồn kinh phí đầu tư.

Đặc biệt, cần thay đổi nhận thức của người đứng đầu các Bộ, ngành theo hướng cải cách mạnh mẽ, quyết liệt theo hướng tạo thuận lợi thương mại; tăng cường các buổi đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp để Ủy ban chỉ đạo quốc gia có thể lắng nghe, đánh giá nhu cầu, sự hài lòng của doanh nghiệp để từ đó tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp. Nâng cao nhận thức, ý nghĩa, tầm quan trọng của công việc này, quảng bá rộng rãi tới cộng đồng doanh nghiệp để họ cùng tham gia phối hợp.

“Tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp chính là tạo thuận lợi cho đất nước, trong đó có cá nhân mình, có Bộ, ngành mình” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Hồng Phúc

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản tại Việt Nam

VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản tại Việt Nam

(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa mới tiên phong triển khai tính năng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản (Pay by Account). Đây là tính năng được phát triển bởi VPBank và Tổ chức phát hành Mastercard, đón đầu xu hướng thanh toán “một chạm” mới nhất đang được triển khai rộng rãi tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh…

TC

08:25 12/12/2024
Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.

Cao Sơn

07:05 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm