Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hướng đi mới trong phát triển kinh tế biển

Thứ hai, 09/05/2011 - 11:24

Những thành công bước đầu của đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến, xuất khẩu cá nóc được thực hiện tại hai tỉnh Khánh Hòa và Kiên Giang đã tạo hướng đi mới để phát triển kinh tế biển.

Tiềm năng lớn

Số liệu điều tra của Viện nghiên cứu thủy sản thì nguồn lợi cá nóc tại vùng biển Việt Nam rất lớn. Trữ lượng ban đầu khoảng 300.000 tấn. Để khai thác nguồn lợi thủy sản này phục vụ nhu cầu xuất khẩu, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho các bộ, ngành thực hiện đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến, xuất khẩu cá nóc tại 5 địa phương là: Quảng Ninh, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang.

Cá nóc là một loài cá có độc, do đó việc quản lý khai thác, chế biến phải hết sức cẩn thận, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Căn cứ vào tình hình thực tế cũng như năng lực quản lý và nguồn lợi các nóc của các địa phương, từ tháng 11/2009 đến này, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN - PTNT) cùng Hội nghề cá đã thực hiện đề án tại tỉnh Khánh Hòa và Kiên Giang.

Số liệu của Viện Nghiên cứu Hải sản cho thấy vùng biển của Việt Nam có khoảng 38 loài thuộc họ cá nóc. Khu vực Trung Bộ khoảng 16.000 tấn, Tây Nam Bộ khoảng 7.800 tấn,  vịnh Bắc Bộ khoảng 5.600 tấn.


Kết quả ban đầu cho thấy, ngư dân và các doanh nghiệp tại Kiên Giang đã khai thác, thu mua, chế biến được 90.250 kg cá nóc. Trong đó đã xuất khẩu sang Hàn Quốc được 22.756 kg cá nóc đông lạnh. Còn tỉnh Khánh Hòa chưa triển khai được do điều kiện thời tiết và mùa vụ chưa thuận lợi cho hoạt động khai thác cá nóc.

Cũng trong quá trình thí điểm này, các Bộ ngành cùng địa phương đã bảm đảm quản lý chặt chẽ, không để phát tán cá nóc ra thị trường trong nước. Vì thực tế kinh nghiệm chế biến cá nóc của người dân chưa đạt chuẩn nên dễ xảy ra ngộ độc.

Đối tác được chọn để nhập khẩu cá nóc từ Việt Nam là Công ty Korea Poseidon Seafood. Theo Bộ NN - PTNT, đây là công ty đầu tiên hướng dẫn ngư dân và doanh nghiệp Việt Nam khai thác, chế biến loại cá này một cách bài bản, phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của cả Hàn Quốc và Việt Nam.

Tiếp tục mở rộng quy mô khai thác

Ngày 15/4/2011, Thứ trưởng Bộ NN - PTNT Lương Lê Phương đã có văn bản số 981/BNN-QLCL, gửi Thủ tướng Chính phủ, với nội dung kiến nghị cho tỉnh Phú Yên tham gia đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến, xuất khẩu cá nóc.

Thực tế, vùng biển Phú Yên có trữ lượng cá nóc dồi dào, có lực lượng tàu thuyền tham gia đánh bắt khá lớn. Đặc biệt, tỉnh Phú Yên đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh phân xưởng chế biến cá nóc với đầy đủ thiết bị kỹ thuật đảm bảo yêu cầu. Đồng thời UBND tỉnh Phú Yên đã thành lập ban chỉ đạo để thực hiện đề án đúng theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, kiên quyết không để sản phẩm cá nóc phát tán ra thị trường trong nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư tại địa phương.

Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp lại lo lắng liệu có hay tình trạng độc quyền khi chỉ có 1 doanh nghiệp được mua sản phẩm cá nóc xuất sang Hàn Quốc. Vì rằng ngay khi dự án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến, xuất khẩu cá nóc được công bố thì đã có 6 doanh nghiệp kiến nghị xin tham gia xuất khẩu cá nóc. Bên cạnh đó, nhiều công ty của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc cũng muốn nhập khẩu cá nóc của Việt Nam. Một số công ty của Trung Quốc ngỏ ý rằng, họ sẵn sàng mua hết tất cả các loài cá nóc, không phân biệt chọn lựa, với giá cao hơn các nước khác.

Điều này đã được đại diện Bộ Bộ NN - PTNT giải thích rằng sẽ có cơ chế để nhiều doanh nghiệp nước ngoài cùng tham gia đề án khai thác, xuất khẩu cá nóc ở Việt Nam, qua đó tăng tính cạnh tranh và tránh sự độc quyền trong việc thu mua loại cá này.

Bộ cũng đề nghị Viện Pasteur kiểm tra lượng độc tố, cấp Giấy chứng nhận chất lượng cho sản phẩm, đồng thời đề nghị các địa phương xem xét tìm phương thức khai thác phù hợp, thí điểm ở một số tàu để chuyển phương thức khai thác tốt hơn.

Thực tế các các mục tiêu của dự án là rất lớn với vốn đầu tư xấp xỉ 3 triệu USD, với lượng cá nóc được chế biến đến năm 2012 đạt 1.000 tấn, với mức giá bình quân từ 5.000-10.000 USD/tấn. Do đó việc chọn lựa hướng đi đúng để phát huy nguồn lợi từ cá nóc là vấn đề cần được các cơ quan chức năng thực hiện quyết liệt hơn nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam.

Giáng Thăng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản tại Việt Nam

VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản tại Việt Nam

(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa mới tiên phong triển khai tính năng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản (Pay by Account). Đây là tính năng được phát triển bởi VPBank và Tổ chức phát hành Mastercard, đón đầu xu hướng thanh toán “một chạm” mới nhất đang được triển khai rộng rãi tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh…

TC

08:25 12/12/2024
Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.

Cao Sơn

07:05 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm