Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 25/07/2011 - 11:39
(Thanh tra) - Theo các chuyên gia kinh tế, sắp tới Liên minh châu Âu (EU) có khả năng sẽ thay đổi đáng kể các quy định áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại và các rào cản kỹ thuật khác của EU đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này có tác động lớn đến việc xuất khẩu vào EU của các doanh nghiệp (DN), ngành hàng Việt Nam.
Đồ gỗ nội thất phòng ngủ Việt Nam cũng đang có nguy cơ bị kiện tại thị trường Hoa Kỳ
Thay đổi nhiều rào cản...
EU là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam với dân số trên 500 triệu người. Vì vậy, các DN cần theo dõi sát sao mọi động thái chính sách của EU để có thể chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời để giữ thị trường.
Theo thống kê từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ trong 3 năm vừa qua các công ty của EU đã thực hiện 9 vụ kiện chống trợ cấp đối với đối thủ cạnh tranh. Riêng trong năm 2011, tính tới thời điểm tháng 5, đã có 33 vụ điều tra chống bán phá giá, trợ cấp trên toàn thế giới.
Luật sư Alexis Massot đến từ Công ty Luật EU Gide Loyrrete Nouuel (GIDE), một đối tác của VCCI nhắc lại, đến nay EU đã tiến hành 10 vụ kiện chống bán phá giá và trở thành nước áp dụng nhiều nhất các biện pháp này đối với các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam. Mặc dù, quy mô các vụ kiện này tương đối nhỏ (trừ vụ giầy mũ da) nhưng số lượng các vụ kiện đã cho thấy, nguy cơ bị kiện tại thị trường này là rất lớn.
Đặc biệt khi các quy định và thông lệ về phòng vệ thương mại của EU trước đây vốn được xem là bớt khắt khe, thì nay trong điều kiện kinh tế EU đang đối mặt với những khó khăn nội tại như lạm phát, nợ công… và dưới sức ép này, các hàng rào kỹ thuật có thể sống lại. Nếu chúng ta không chuẩn bị trước thì các ngành hàng của Việt Nam khi vào thị trường tiềm năng này sẽ bị ảnh hưởng.
Vẫn theo VCCI, EU có khả năng sẽ thay đổi đáng kể trong cơ chế ra quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá theo hướng phức tạp và kéo dài thời gian hơn. Cụ thể, khi nhận được đơn kiện, Ủy ban đề xuất sẽ ra một quyết định áp thuế và xem xét tham vấn trước khi ra một quyết định áp thuế chính thức.
Bên cạnh đó, tạm thời EU cũng có thể sẽ tăng cường các hoạt động chống trợ cấp, vì cho rằng, các DN nước ngoài được hưởng lợi thế cạnh tranh không lành mạnh từ những ưu đãi của chính phủ, nơi không có các quy định kiểm soát trợ cấp ngặt nghèo như ở EU.
Thậm chí, EU có khả năng sẽ gia tăng các vụ điều tra “đúp” cả chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với hàng hóa nước ngoài, một thông lệ mới xuất hiện trong thời gian gần đây.
Phòng tránh…
Về nguyên tắc, một vụ kiện có thể xảy ra nếu ngành sản xuất nội địa EU có đơn kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc tự vệ gửi đến Ủy ban châu Âu và các bằng chứng chứng minh hàng nước ngoài nhập khẩu bán phá giá hoặc được trợ cấp vào EU gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa EU.
Như vậy, về nguyên tắc, DN có thể tránh được vụ kiện nếu không tạo ra những “cái cớ” để ngành sản xuất nội địa EU sử dụng để kiện.
Theo đó, trong khả năng có thể, DN luôn phải chú ý điều chỉnh giá bán hàng cao hơn so với giá bán sang EU, DN nên cố gắng chuyển dần từ cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng chất lượng. Đây là cách thức hữu hiệu để tránh các vụ kiện. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu Việt Nam được EU công nhận là nền kinh tế thị trường hoặc ngành liên quan, DN liên quan được thừa nhận quy chế kinh tế thị trường cho riêng mình.
Đặc biệt, về mặt lợi ích kinh tế theo ngành, EU là một tập hợp không đồng nhất mà dễ nhận thấy nhất vẫn là những nhóm lợi ích đối nghịch nhau giữa các nước có năng lực sản xuất khác nhau liên quan đến sản phẩm bị kiện.
Ngoài ra, tiếng nói của các lực lượng như ngành sản xuất cuối nguồn, người tiêu dùng… cũng rất mạnh mẽ, đặc biệt khi theo pháp luật Ủy ban châu Âu buộc phải tính đến các nhóm này khi ra bất kỳ quyết định nào liên quan đến vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Vì vậy, DN Việt Nam và các Hiệp hội liên quan cần tập trung triệt để yếu tố này để cố gắng “phân hóa” lực lượng của phía EU càng nhiều càng tốt, khi đó, tiếng nói ủng hộ Việt Nam có thể tăng lên, đặc biệt là từ nhóm có cùng lợi ích với Việt Nam hoặc có tư tưởng ủng hộ tự do thương mại.
Chuẩn bị để đối phó
Chủ tịch Hội đồng tư vấn về Phòng vệ Thương mại VCCI, bà Đinh Mỹ Loan cho rằng, trong tình thế xấu nhất, các DN xuất khẩu bị đơn muốn kháng kiện tốt, ngoài việc tập trung các nguồn lực cho việc kháng kiện của riêng DN mình, còn phải đặc biệt quan tâm đến việc liên kết với các nỗ lực của các DN khác trong khuôn khổ Hiệp hội.
Trong hoàn cảnh sự liên kết giữa các DN còn rất yếu, các Hiệp hội hạn chế cả về nguồn vật chất và nhân lực, vấn đề chống bán phá giá, chống trợ cấp ở EU lại đặc biệc phức tạp, đây quả là một đòi hỏi khó khăn cho nhiều Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu. Trên thực tế, không nhiều Hiệp hội ngành hàng Việt Nam có nhận thức đúng và có nguồn lực đủ để thực hiện việc kháng kiện tại EU một cách bền bỉ, có chiến lược và bài bản như VASEP đã làm trong hai vụ kiện cá tra, basa và tôm.
Trong thời gian tới, theo khuyến cáo của VCCI thì đồ gỗ nội thất phòng ngủ Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ. Số liệu từ phía Hoa Kỳ cho thấy, lượng nhập khẩu hàng đồ gỗ nội thất phòng ngủ của Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brazil vào Hoa Kỳ đang tăng đều và đáng kể trong 4 năm qua. Theo các chuyên gia, việc gia tăng nhập khẩu luôn đi kèm với nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Biện pháp hữu hiệu nhất là các DN Việt Nam cần theo dõi sát sao, nắm chắc và chính xác thông tin để có biện pháp phòng tránh thích hợp. Đồng thời, DN và các Hiệp hội ngành hàng cũng cần thiết lập quỹ nhằm phòng tránh và đối phó với các vụ kiện bởi các hoạt động này rất tốn kém.
Và hơn hết, theo luật sư Olivier Prosst, Giám đốc Chi nhánh của GIDE tại Bỉ, chuẩn bị tốt thông tin liên quan đến chi phí, sẵn sàng bằng chứng cho việc theo kiện nếu cần là điều kiện tiên quyết. Mà theo quy định, các số liệu này chỉ được chấp nhận nếu được lưu giữ theo một hệ thống sổ sách, kế toán minh bạch, đặc biệt là phải đúng chuẩn. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, các DN cần thiết lập và duy trì hệ thống sổ sách phù hợp.
Cũng nhấn mạnh quyết tâm của Việt Nam khi gia nhập thị trường EU, bà Loan khẳng định, trong tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại tự do FTA Việt Nam - EU, Đoàn đàm phán sẽ cố gắng để EU công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Tất nhiên, chúng ta cũng đừng nên “kỳ vọng” quá nhiều vào FTA bởi ngoài việc mở cửa thị trường và giảm thuế, EU vẫn sẽ giữ nguyên, thậm chí còn “áp” các quy định gay gắt hơn trong Phòng vệ Thương mại.
Khanh Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa mới tiên phong triển khai tính năng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản (Pay by Account). Đây là tính năng được phát triển bởi VPBank và Tổ chức phát hành Mastercard, đón đầu xu hướng thanh toán “một chạm” mới nhất đang được triển khai rộng rãi tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh…
TC
08:25 12/12/2024(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.
Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Liên Hương
21:27 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024TC
18:00 11/12/2024Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank