Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Doanh nghiệp vẫn gặp khó

Thứ hai, 03/07/2017 - 19:25

(Thanh tra)- 6 tháng đầu năm có hơn 5.440 doanh nghiệp (DN) hoàn tất thủ tục giải thể, chủ yếu là các DN có vốn dưới 10 tỷ đồng. Song song với số lượng DN giải thể, có 37.900 DN tạm ngừng hoạt động, tăng 21,8% so với cùng kì. Bình quân mỗi tháng có 7.300 DN ngừng hoạt động và giải thể. Số liệu trên cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh… của DN đang gặp khó.

Điểm đáng chú ý là, số lượng DN tạm dừng sản xuất, hoặc đóng cửa trong các năm trước nay quay lại hoạt động trong 6 tháng qua chỉ đạt 15.380 DN. 6 tháng đầu năm nay, có 61.300 DN thành lập mới với vốn đăng kí 596.000 tỷ đồng, tăng 12,4% số lượng DN và 39,4% về vốn đăng kí so với cùng kì. Trung bình mỗi DN mới có vốn 9,7 tỷ đồng. Các DN mới tập trung vào lĩnh vực bán lẻ. Điều đó cho thấy lĩnh vực sản xuất, chế tạo vẫn chưa có bứt phá. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đây là điều rất đáng lo ngại.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII xác định: Phát triển kinh tế tư nhân thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu DN và cứ sau 5 năm tăng thêm nửa triệu DN, đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu DN; phấn đấu tăng tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đến năm 2020 đạt 50%...

Theo nhiều nhà hoạch định chính sách và chuyên gia kinh tế giàu kinh nghiệm, mục tiêu trên hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam có tham chiếu nhiều mô hình phát triển kinh tế của một số nước tiên tiến trên thế giới và điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và đặc thù Việt Nam.

Trong 63 tỉnh, thành cả nước, TP Hồ Chí Minh là đơn vị năng động bậc nhất, phấn đấu đạt 50 vạn DN (chiếm 50% mục tiêu của cả nước) vào năm 2020.

Thời gian còn lại chưa đến 3 năm nữa, mục tiêu 1 triệu DN là thử thách rất lớn đối với Đảng, Nhà nước và cộng đồng DN. Nguồn đáp ứng mục tiêu 1 triệu DN lấy từ đâu? Từ các hộ sản xuất, kinh doanh.

Thời gian qua, các hiệp hội DN phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành tổ chức các hội thảo lắng nghe ý kiến của nhóm kinh tế hộ gia đình. Kết quả ghi nhận: Phần đa kinh tế hộ không muốn nâng cấp quy mô sản xuất kinh doanh bởi thực lực tài chính, kinh nghiệm về thương trường và con người lao động khó đáp ứng đủ mạnh để cạnh tranh với các DN khác trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù cơ chế chính sách mới đã có nhiều thay đổi tạo thuận lợi hơn cho DN. Một số cán bộ ở Phòng Đăng kí thành lập DN mới ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có cùng nhận xét: Các DN “chết yểu” là do không đủ sức chống chọi với sự khắc nghiệt trong bối cảnh hiện nay, hàng hóa thì dư thừa trong khi sức tiêu thụ thì lại có hạn… Như vậy, với mục tiêu khu vực kinh tế tư nhân đóng góp 50% GDP đang đứng trước thử thách gần quá sức, bởi nhóm đối tượng này, “lưng vốn” 10 tỷ đồng chiếm tỷ lệ phổ biến trong nhóm.

Đối với các DN Nhà nước, lộ trình cổ phần hóa, mua, bán, khoán, cho thuê đang phấn đấu đến 2020 chỉ còn 103 DN 100% vốn Nhà nước ở một số lĩnh vực đặc thù.

Theo cộng đồng DN Việt Nam, để hoàn thành Nghị quyết Hội nghị lần thứ V thì các cơ chế chính sách cần phải tiếp tục tháo gỡ nữa. Chính sách về đất đai, vốn vay… là yếu tố quyết định vực DN nhỏ và vừa bật lên. Mặc dù cơ chế đã có những cải thiện đáng kể nhưng thực tế vẫn là rào cản lớn. Đây là thông điệp thẳng thắn và trách nhiệm từ phía cộng đồng DN.

Thế Lữ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản tại Việt Nam

VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản tại Việt Nam

(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa mới tiên phong triển khai tính năng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản (Pay by Account). Đây là tính năng được phát triển bởi VPBank và Tổ chức phát hành Mastercard, đón đầu xu hướng thanh toán “một chạm” mới nhất đang được triển khai rộng rãi tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh…

TC

08:25 12/12/2024
Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.

Cao Sơn

07:05 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm