Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 21/11/2012 - 17:21
(Thanh tra) - Đánh giá môi trường kinh doanh qua mức độ tăng trưởng và năng động của doanh nghiệp; quan liêu, phi chính thức và các chi phí phi chính thức; đa dạng hóa cải tiến và năng suất lao động; đầu tư và tiếp cập tín dụng; việc làm; năng lực của doanh nghiệp; mạng lưới xã hội. Đó là nội dung chính của Báo cáo Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2011 vừa được công bố ngày 21/11 tại Hà Nội.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Cần tăng cường điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Báo cáo mô tả các kết quả chính và những khuyến nghị chính sách được đưa ra từ cuộc điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2011.
Thông tin của Báo cáo này được điều tra từ khoảng 2.500 doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và được thực hiện tại 10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Nghệ An, Long An...
Các cuộc điều tra tương tự đã được tiến hành từ năm 1991, được mở rộng và bổ sung qua thời gian. Cuộc điều tra năm 2011 được phối hợp thực hiện bởi 4 cơ quan: CIEM, ILSSA, Khoa Kinh tế (Trường Đại học Copenhagen) và Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển thế giới - Trường Đại học Liên hợp quốc với sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác phát triển Đan Mạch.
Báo cáo năm 2011 dựa vào các doanh nghiệp được phỏng vấn điều tra qua các năm trước, các báo cáo và những nghiên cứu tiếp theo thực tế là mẫu của khoảng 2.500 doanh nghiệp nhỏ và vừa có sẵn, bao gồm số lượng lớn các doanh nghiệp mà thông tin có sẵn tính từ năm 2005.
Thông tin này được đánh giá sẽ là nguồn cho Chính phủ Việt Nam cùng với các đối tác như Cơ quan Hợp tác phát triển Đan Mạch khuyến khích phát triển chính sách để tạo ra việc làm tốt đặc trưng bởi mức lương công bằng và điều kiện làm việc tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững.
Ông John Nielsen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam và Lào nhận xét: Khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Ông cũng kỳ vọng Báo cáo sẽ giúp tăng cường hơn nữa điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.
Giới thiệu kết quả điều tra, GS Finn Tarp của Trường Đại học Copenhagen nhấn mạnh tầm quan trọng của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Theo ông, cuộc điều tra này rất cần thiết vì khối doanh nghiệp nhỏ và vừa có tiềm năng lớn để phát triển. Từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới đến nay, việc chuyển đổi cấu trúc sản xuất đã diễn ra cùng với chuyển đổi thị trường lao động (tốc độ thấp). Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò tiềm năng trong tạo việc làm và sản phẩm đầu ra. Do đó, cần phải hiểu các tiềm năng và trở ngại của khu vực kinh tế này về mặt chính sách. Đặc biệt, ông cũng nhấn mạnh, duy nhất trong cuộc điều tra này có tiến hành các nghiên cứu phi chính thức.
Quang cảnh hội thảo công bố Báo cáo. Ảnh: Dương Ngọc
Chỉ số tăng trưởng năng động, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp giảm
Báo cáo đã đưa ra những kết luận đáng chú ý. Theo đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có xác suất thoát khỏi thị trường thấp hơn các doanh nghiệp siêu nhỏ. Điều này cho thấy, việc khởi sự một doanh nghiệp đã khó, nhưng việc quan trọng hơn là phải tăng cường được khả năng kinh doanh cho các doanh nghiệp siêu nhỏ.
Một phát hiện được đánh giá là bất ngờ là các doanh nghiệp bỏ ra nhiều chi phí không chính thức (hối lộ) không tạo ra nhiều lao động hơn các doanh nghiệp không đưa hối lộ. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp làm ăn chân chính vẫn có thể phát triển một cách bình thường, môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã có rất nhiều cải thiện trong những năm gần đây.
Đáng báo động là tỷ lệ doanh nghiệp cải tiến sản phẩm có xu hướng giảm. Trong khi thị trường của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là thị trường nội địa và vấn nạn hàng nhập lậu vẫn còn nhức nhối thì việc cải tiến sản phẩm để chiếm lĩnh các thị trường này là vô cùng quan trọng. Nếu xu hướng này tiếp tục kéo dài, có thể các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ phải sớm rút lui khỏi thị trường. Thực tế cho thấy, trong 9 tháng của năm 2012, hàng tồn kho là một vấn đề lớn, đã có trên 42 ngàn doanh nghiệp phải dừng hoạt động và giải thể.
GS John Rand của Trường Đại học Copenhagen nhận định: Điểm quan ngại lớn là chỉ số tăng trưởng năng động, đổi mới sáng tạo, yếu tố mấu chốt giúp doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận đang giảm đáng kể.
Thực trạng trong tiếp cận tín dụng cũng là vấn đề nổi lên trong Báo cáo. Theo đó, số lượng doanh nghiệp có khoản vay phi chính thức cao gấp đôi số lượng doanh nghiệp có khoản vay chính thức. Điều này một lần nữa khẳng định: Nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn rất cao và các rào cản tín dụng đối với khối doanh nghiệp này chưa được cải thiện nhiều. Nói cách khác, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua các rào cản này vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng.
TS Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) nhận định: Vấn đề đáng lưu ý là sự hình thành các tổ chức công đoàn và số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tổ chức công đoàn đang giảm. Trên thực tế, vấn đề vai trò của các tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp này rất mờ nhạt và hầu như chưa được quan tâm thỏa đáng, trong khi khu vực này đang tạo ra 60 - 70% lao động phi nông nghiệp. “Điều này dẫn đến chất lượng việc làm trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất thấp” - TS Phạm Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Vũ Xuân Nguyệt Hồng cho biết, tiếp sau Báo cáo này sẽ có các nghiên cứu sâu về các vấn đề nổi cộm xuất phát từ cuộc điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Dương Ngọc
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.
Cao Sơn
07:05 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Liên Hương
21:27 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024TC
16:39 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga