Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần cơ chế để “hút” doanh nghiệp

Thứ sáu, 13/04/2012 - 10:23

(Thanh tra)- Việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) chưa có nhiều doanh nghiệp (DN) tham gia; công tác đầu tư ứng dụng còn ít, yếu và thiếu. Đặc biệt, chưa ban hành được khung quy hoạch và xây dựng nông nghiệp CNC… Điều này khiến việc triển khai nông nghiệp CNC còn chậm.

DN ứng dụng CNC cần được hỗ trợ để đưa máy móc tiên tiến nhất vào sản xuất

Nhiều vướng mắc…

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), thực hiện Luật CNC cũng như Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010, đến nay, một số DN được công nhận ứng dụng CNC là: Cty Công nghệ sinh học rừng hoa Đà Lạt, Cty TNHH Agrovina và Cty Cổ phần Thực phẩm sữa TH. Ngoài ra, một số khu nông nghiệp ứng dụng CNC dự kiến sẽ được thành lập trong thời gian tới.

Tuy nhiên, trên thực tế tại nhiều địa phương, việc phát triển nông nghiệp CNC chưa có nhiều DN tham gia; công tác đầu tư ứng dụng còn ít, yếu và thiếu. Đặc biệt, chưa ban hành được khung quy hoạch và xây dựng nông nghiệp CNC.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tồn tại trên là do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, các tổng cục, cục chức năng chưa thực sự quan tâm; thiếu nhân lực và tiềm lực để triển khai cũng như chưa có chương trình nghiên cứu phát triển riêng cho ứng dụng nông nghiệp CNC.

Mặt khác, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho rằng, nếu chính sách hỗ trợ về đầu tư cơ sở hạ tầng, điện, giao thông… cho các khu công nghiệp, khu đô thị được quy định rất rõ, thì cơ chế chính sách cho việc phát triển khu nông nghiệp CNC lại chưa được như mong muốn. Đây là một trong những bất cập mà nông nghiệp CNC đang gặp phải.

Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, vướng mắc nhất hiện nay là Thông tư liên Bộ: NN&PTNT, Khoa học và Công nghệ, Tài chính về kinh phí. Vấn đề này phải được giải quyết dứt điểm trước ngày 30/4. Nếu không, rất khó “chạy” chương trình.

Cần ban hành khung xây dựng quy hoạch

Những vướng mắc trên đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; phê duyệt, ban hành tiêu chí, thẩm quyền cho các vùng ứng dụng nông nghiệp CNC đến năm 2020.

Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ ban hành khung xây dựng quy hoạch khu nông nghiệp CNC. Tiếp đó, Bộ Tài chính cần xây dựng các chính sách hỗ trợ cụ thể kinh phí như cơ sở hạ tầng, mặt bằng và các cơ chế hỗ trợ cụ thể khác…

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng, việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng CNC sẽ phải hoàn thiện trong tháng 5/2012 để trình Chính phủ.

Vấn đề về cách làm vẫn phải là quy hoạch, định hướng trước và sau đó làm rõ hơn các chương trình thành phần, cụ thể hơn về vốn, làm càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, cũng không thể quá cầu toàn về quy hoạch mà chủ động dựa vào các chương trình đã có như chương trình giống đã làm. Quy hoạch tập trung, có thể 1 tỉnh làm 1 khu và làm với các sản phẩm chủ lực như: Hoa, rau ở Đà Lạt; cá, gạo ở đồng bằng sông Cửu Long…

Thực tế hiện nay, không ít hộ nông dân có kiến thức và hiểu được lợi ích lớn của CNC nên đã làm và rất hào hứng nếu được đầu tư làm lớn. Hàng chục DN có tiềm lực cũng sẵn sàng tham gia vào lĩnh vực này. Vì vậy, nếu có chính sách tốt chắc chắn không thiếu nhà đầu tư. Quan trọng vẫn phải là rõ ràng về chính sách, đi cụ thể vào từng vấn đề thì mới có thể thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC được.

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, các chính sách hỗ trợ cho DN ứng dụng CNC về đất đai, thuế đã ở mức cao nhất như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN. Nếu hỗ trợ về lãi suất ngân hàng đối với đối tượng riêng thì cần có tính toán cụ thể đưa vào thông tư hướng dẫn đầy đủ để hỗ trợ ngay, thúc đẩy DN tham gia. Nhà nước cần xem xét ưu tiên đầu tư một cách đồng bộ… Như vậy, mới giải quyết được cơ bản những vướng mắc hiện tại.


 Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản tại Việt Nam

VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản tại Việt Nam

(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa mới tiên phong triển khai tính năng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản (Pay by Account). Đây là tính năng được phát triển bởi VPBank và Tổ chức phát hành Mastercard, đón đầu xu hướng thanh toán “một chạm” mới nhất đang được triển khai rộng rãi tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh…

TC

08:25 12/12/2024
Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.

Cao Sơn

07:05 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm