Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 31/01/2014 - 06:00
(Thanh tra) - Kết thúc năm 2013 với kết quả công tác được lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ đánh giá cao, trong những ngày bận rộn cận Tết Giáp Ngọ, đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ không quên dành cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra những chia sẻ. Ban Biên tập Báo Thanh tra xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Thanh tra Chính phủ với những chỉ đạo quan trọng về thực hiện nhiệm vụ 2014.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh
Kết quả toàn diện làm an lòng dân
Trước hết cần khẳng định, năm 2013, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự quan tâm giúp đỡ của các ngành, các cấp và ủng hộ của nhân dân, Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra đã đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Thứ nhất, công tác thanh tra đã có nhiều tiến bộ. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện hương trình kế hoạch công tác thanh tra được chú trọng nhằm giúp triền khai các cuộc thanh ra đảm bảo theo nội dung, yêu cầu và định hướng.
Trong năm, toàn ngành đã triển khai 8.921 cuộc thanh tra hành chính và 197.690 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra, phát hiện nhiều vi phạm, đã kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước hơn 25,2 nghìn tỷ đồng, 3,6 nghìn ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hơn 7,8 nghìn tỷ đồng, 428 ha đất; xử phạt vi phạm hành chính hơn 3 nghìn tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 1.586 tập thể, 2.675 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 72 vụ việc, 75 người. Công tác giám sát, thẩm định, xử lý sau thanh tra được tăn cường nên các kết luận thanh ta chính xác, khả thi hơn, tỷ lệ thu hồi tiền và tài sản đạt 66,35%, cao hơn các năm trước.
Thứ hai, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo rất quyết liệt. Ngành Thanh tra vừa làm tốt vai trò tham mưu vừa tổ chức triển khai các nhiệm vụ công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc chỉ đạo, điều hành quyết liệt hơn, tập trung hơn; đã tiếp hơn 380.000 lượt công dân, tiếp nhận xử lý gần 215.800 đơn các loại; giải quyết 39.013/43.932 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ trên 88,8%, vượt chỉ tiêu phấn đấu (85%). Điểm nổi bật là đã tích cực kiểm tra, rà soát, giải quyết cơ bản các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đạt tỷ lệ gần 90%.
Đồng thời, ngành Thanh tra đã giúp các cấp chính quyền tiến hành sơ kết, đánh giá việc thực hiện các giải pháp trong Thông báo kết luận số 130-TB/TW ngày 10/1/2008 của Bộ Chính trị. Có thể nói, trách nhiệm và hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được nâng lên và tác động tích cực đến tình hình khiếu nại, tố cáo: Cả nước giảm 2% số lượt người, giảm 1,2 % số đoàn đông người; nhiều địa phương không phát sinh mới các vụ việc phức tạp, đông người.
Thứ ba, công tác phòng, chống tham nhũng thực hiện đồng bộ, trong đó đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tham nhũng dưới nhiều hình thức; tiếp tục triển khai các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, trong đó đã cơ bản hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2012 (kê khai lần đầu 97,9%, kê khai bổ sung 98,6%; đã công khai 59,4%); tăng cường kiểm tra việc thực hiện công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, đơn vị (phát hiện 85/6.312 đơn vị vi phạm, xử lý 3 đơn vị và 58 cá nhân); tiến hành chuyển đổi vị trí công tác 16.542 cán bộ, công chức.
Bên cạnh đó, thông qua hoạt động thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngành Thanh tra đã phát hiện 45 vụ, 99 đối tượng có dấu hiệu tham nhũng, đã kiến nghị thu hồi 354 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 10 tập thể, 104 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xử lý 26 vụ, 39 đối tượng.
Thứ tư, công tác xây dựng ngành được quan tâm triển khai. Đẩy mạnh hoạt động xây dựng thể chế, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, kịp thời. Đã có 1 luật, 3 nghị định, 8 thông tư được ban hành trong năm 2013. Ngoài ra, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra tiếp tục được kiện toàn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra được chú trọng...
Tuy nhiên, đánh giá thẳng thắn, công tác thanh tra vẫn còn những hạn chế nhất định. Đó là: Trong công tác thanh tra, một số cuộc thanh tra còn kéo dài thời gian kết luận; số vụ việc chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự còn ít; tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản qua thanh tra tuy có chuyển biến nhưng nhìn chung tỉ lệ không cao. Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, một số địa phương chưa gắn công tác tiếp dân, xử lý đơn thư với giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo còn hạn chế nên tỷ lệ khiếu nại, tố cáo sai còn cao; một số vụ việc giải quyết thiếu chính xác, khách quan, hoặc thiếu dứt điểm nên công dân không đồng tình, tiếp tục khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài.
Trong công tác phòng, chống tham nhũng, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng nhìn chung còn hình thức. Một số giải pháp phòng ngừa hiệu quả thấp như nộp lại quà tặng, thanh toán qua tài khoản. Công tác xây dựng ngành vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định, trong đó, việc kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy cơ quan thanh tra các bộ, ngành, địa phương còn chậm; cơ cấu, tổ chức của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và thanh tra địa phương có nơi chưa hợp lý, thiếu sự đồng bộ, thống nhất; chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra còn hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thanh tra. Một số cán bộ thanh tra thiếu sáng tạo, rèn luyện; kỹ năng, tác phong chưa đạt yêu cầu.
Bốn nhóm nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp
Năm 2014, toàn ngành Thanh tra tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau.
Về công tác thanh tra: Thanh tra hành chính phải có trọng tâm, trọng điểm, làm ít nhưng hiệu quả nhiều. Nội dung tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, còn nhiều bất cập, yếu kém, thường xảy ra nhiều vi phạm, nhất là: Quản lý, sử dụng đất đai, nhà ở; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý đầu tư xây dựng; thu chi ngân sách, quản lý tài sản công; xuất, nhập khẩu; thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản và hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước. Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tập trung vào những lĩnh vực nhạy cảm, dư luận đang quan tâm để phát hiện, phòng ngừa, xử lý kịp thời các vi phạm của các tổ chức, cá nhân.
Bên cạnh đó, triển khai thực hiện có hiệu quả thanh tra chuyên đề diện rộng về bố trí nguồn vốn đầu tư và quyết toán vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ và Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ và quyết toán vốn các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Các cơ quan thanh tra tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra; thẩm định kết luận thanh tra một cách kịp thời, chặt chẽ để đáp ứng yêu cầu: Khách quan, chính xác, khả thi. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Tăng tỷ lệ thu hồi tiền và tài sản do vi phạm pháp luật gây ra.
Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: Tiếp tục thực hiện các giải pháp tại Thông báo Kết luận số 130-TB/TW ngày 10/1/2008 của Bộ Chính trị; Nghị quyết 39 của Quốc hội, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch 2100/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ. Tích cực triển khai thực hiện tốt Luật Tiếp công dân và các giải pháp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo sau khi có chủ trương mới của Bộ Chính trị qua sơ kết 5 năm thực hiện Thông báo Kết luận số 130; chủ động thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, nhất là các vụ việc phức tạp, đông người; giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vụ việc khiếu nại, tố cáo các vụ việc mới phát sinh, phấn đấu đạt tỉ lệ trên 85%. Tổ chức thực hiện triệt để các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 80%. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo (tập trung ở khu vực xã, phường, thị trấn). Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Về công tác phòng, chống tham nhũng: Đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; có chiến lược truyền thông đúng đắn về tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng. Tham mưu cho các ngành, các cấp triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng theo hướng đi vào thực chất (tránh hình thức), trong đó phải chú trọng thực hiện công khai minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, triển khai tốt công tác kê khai và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức theo quy định mới tại Nghị định 78 của Chính phủ và Thông tư 08 của Thanh tra Chính phủ. Thông qua hoạt động của mình, các cơ quan thanh tra quan tâm hơn nữa trong việc phát hiện để xử lý tham nhũng.
Ngoài ra, ngành Thanh tra còn phải tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm thúc đẩy công tác phòng, chống tham nhũng ở các cấp, các ngành; chú trọng triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng; tổ chức tốt hoạt động đối thoại về phòng, chống tham nhũng; tham gia tích cực vào các hoạt động thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Trong công tác xây dựng ngành: Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng và hoàn thiện thể chế của ngành. Tập trung xây dựng, trình Chính phủ 4 nghị định, nhất là Nghị định về xử lý sau thanh tra; xây dựng và ban hành các thông tư hướng dẫn quy trình nghiệp vụ theo thẩm quyền; phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành thông tư hướng dẫn tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của thanh tra tỉnh, thanh tra huyện; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư hướng dẫn thống nhất về quy trình kiểm tra, xác minh, tham mưu giải quyết các vụ việc khiếu nại về đất đai. Thanh tra các cấp, các ngành tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức thanh tra để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra. Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực hoạt động của ngành Thanh tra; tăng cường quản lý Nhà nước trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các kỹ năng tác nghiệp, phối hợp trong thực thi nhiệm vụ; tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng bảo đảm thiết thực, hiệu quả; thực hiện tốt Chỉ thị 03 ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 345 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Quy định số 101 ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương ở đơn vị mình.
Để hoàn thành tốt 4 nhóm nhiệm vụ nói trên, tôi mong mỗi cán bộ, công chức, viên chức của ngành Thanh tra vui Xuân nhưng không quên nhiệm vụ. Ở mỗi cấp, mỗi đơn vị cần chú trọng vào 4 giải pháp cụ thể:
Thứ nhất, cần đổi mới phương pháp, cách thức chỉ đạo điều hành trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch cho từng cuộc thanh tra, xác định rõ trách nhiệm, công việc của từng thành viên đoàn thanh tra, thời gian, cách thức, nội dung tiến hành, biện pháp tổ chức thực hiện; thực hiện nghiêm túc Quy chế Tổ chức và Hoạt động của đoàn thanh tra, Quy chế Giám sát, kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra; chế độ khen thưởng, kỷ luật; chế độ thông tin báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Thứ hai, thanh tra các cấp xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các nội dung trên theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, của cơ quan, của người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước tại bộ, ngành, địa phương và yêu cầu hoạt động của ngành Thanh tra. Phân công phân nhiệm cho các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện một cách rõ ràng, rành mạch, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra đảm bảo tổ chức thực hiện đồng bộ, nhất quán và có hiệu quả.
Thứ ba, tổ chức cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, giữa Thanh tra Chính phủ với thanh tra bộ, ngành Trung ương và các cơ quan chức năng khác để điều chỉnh, tránh việc chồng chéo, trùng lắp.
Thứ tư, chú trọng thực hiện việc sơ kết, tổng kết công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng từng lĩnh vực thanh tra để kịp thời rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thanh tra và hiệu quả của hoạt động trên các mặt công tác của ngành Thanh tra. Phát động thi đua thực hiện tốt nghị quyết của Ban Cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ và nhiệm vụ năm 2014 hoàn thành một cách tốt nhất.
Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng,
Bí thư Ban Cán sự Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ
*Tựa đề do Báo Thanh tra đặt
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong năm 2024, toàn ngành Thanh tra tỉnh Ninh Thuận phát hiện 349 trường hợp sai phạm (89 tổ chức, 260 cá nhân); ban hành 327 quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xử lý khác với tổng số tiền 15.625,6 triệu đồng (đã thu nộp ngân sách 4.755,7 triệu đồng, số còn lại tiếp tục đôn đốc thực hiện).
Lâm Ánh
07:00 12/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, được sự quan tâm và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, sự quan tâm Tỉnh ủy và UBND tỉnh, phong trào thi đua của Thanh tra tỉnh Đồng Tháp được triển khai đầy đủ, kịp thời. Việc tổ chức triển khai phong trào thi đua luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành, gắn với các hoạt động chuyên môn, các nhiệm vụ trọng tâm cụ thể…
Thu Huyền
06:00 12/12/2024Thu Huyền
20:04 11/12/2024Chính Bình
15:33 11/12/2024Cảnh Nhật
14:16 11/12/2024Kim Thành
09:56 11/12/2024Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga