Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 25/04/2014 - 16:17
(Thanh tra) - Đây là chủ đề chính của Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam bộ được Thanh tra Chính phủ (TTCP) tổ chức tại tỉnh Kiên Giang từ ngày 23 - 25/4/2014. Các Phó Tổng TTCP: Nguyễn Chiến Bình, Lê Thị Thủy cùng Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi, Vụ trưởng - Giám đốc Ban Quản lý các dự án Chương trình Poscis Nguyễn Hồng Giang đồng chủ trì Hội nghị, với sự tham gia của 300 đại biểu là lãnh đạo một số Cục, Vụ của TTCP, cán bộ làm công tác tiếp công dân (TCD) của 33 tỉnh, thành.
Hội nghị được TTCP tổ chức tại tỉnh Kiên Giang từ ngày 23 đến 25-4-2014 với sự tham gia của 300 đại biểu là lãnh đạo một số Cục, Vụ của TTCP, cán bộ làm công tác TCD của 33 tỉnh, thành.
Chủ trương lớn
Tại phần phát biểu khai mạc, Phó Tổng TTCP Nguyễn Chiến Bình khẳng định, thời gian qua công tác TCD, giải quyết KNTC đã được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhiều vụ việc phức tạp đã được giải quyết dứt điểm, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp.
Tuy nhiên, từ thực tiễn cũng đã phát sinh nhiều bất cập liên quan đến lĩnh vực này do cơ chế chính sách, năng lực quản lý, điều hành, trình độ cán bộ làm công tác TCD, giải quyết KNTC, sự phối hợp giữa một số Bộ, ngành và địa phương chưa thực sự gắn kết. Ngoài ra, từ tháng 7/2014, Luật TCD đã có hiệu lực với nhiều quy định mới cần được hiểu và thực hiện đúng. Xuất phát từ thực tiễn này, TTCP tổ chức Hội nghị để trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, sơ kết, đánh giá, nhân rộng các mô hình hiệu quả trong TCD, giải quyết KNTC với tinh thần vì nhân dân, bảo đảm sự phát triển bền vững. Đây là một trong nhiều giải pháp để cụ thể hóa Thông báo kết luận số 130-TB/TW ngày 10/1/2008 của Bộ Chính trị về “Tình hình, kết quả giải quyết KNTC từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới”; Quyết định 858/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về đề án đổi mới công tác tiếp dân; Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội; Quyết định số 312/QĐTTg ngày 7/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc giải quyết KNTC của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết KNTC.
Phát biểu chào mừng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi đã giới thiệu những nét cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quê hương Kiên Giang giàu truyền thống cách mạng. Bày tỏ quyết tâm của địa phương trong TCD, giải quyết KNTC, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi cho biết, thời gian qua thực hiện đúng hướng dẫn của TTCP, các cơ quan chức năng Kiên Giang đã chủ động thực hiện rà soát, hòa giải ngay từ cơ sở các nội dung KNTC của nhân dân. Công tác tiếp dân, giải quyết KNTC trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tiến bộ, tình hình KN phức tạp đông người trên địa bàn hiện nay tương đối ổn định, số đơn KN từ đầu năm đến nay giảm 40%.
Bài học từ thực tiễn
Đại diện Văn phòng Chính phủ, Cục II, Chánh Thanh tra một số tỉnh, thành đã phân tích các nguyên nhân khách quan, chủ quan, cũng như những bài học kinh nghiệm trong giải quyết KNTC, TCD. Đó là chính sách, pháp luật còn có những điểm bất cập, nhất là các quy định về đất đai và một số quy định về nhà ở, về KNTC… Trong lĩnh vực đất đai, bất cập và vướng mắc nhiều nhất là các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Mặc dù, những năm gần đây, chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ có nhiều thay đổi theo hướng có lợi cho người bị thu hồi đất, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết được các vụ việc mới nhưng lại phát sinh một số trường hợp bị thu hồi những năm trước so bì, KN. Một số vụ việc liên quan đến quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước qua các thời kỳ, công dân KN kéo dài nhiều năm nhưng rất khó áp dụng pháp luật để giải quyết. Nhiều vụ việc có tính chất phức tạp, mất rất nhiều thời gian để thẩm tra, xác minh, khó thống nhất giữa các cấp, ngành do có nhiều cách hiểu và quan điểm nhìn nhận khác nhau.
Công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực ở một số địa phương còn yếu kém, nhất là công tác quản lý và sử dụng đất đai. Trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ và thiếu khách quan, công tâm trong thực thi công vụ dẫn tới vi phạm chế độ, chính sách, pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Đáng chú ý, có dự án thu hồi đất của dân nhưng nhiều năm không sử dụng, để hoang hóa hoặc chuyển nhượng dự án thu lợi nên công dân bức xúc, KNTC gay gắt. Đội ngũ cán bộ tham mưu, giúp việc cho thủ trưởng cơ quan quản lý hành chính Nhà nước trong việc TCD, xử lý đơn thư, giải quyết KNTC ở địa phương có dấu hiệu “quá tải” nên có những việc để chậm trễ hoặc làm chưa đến nơi đến chốn, dẫn đến người KN thêm bức xúc. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người KN còn hạn chế nên tỷ lệ KNTC sai còn khá nhiều, thậm chí có những phản ứng tiêu cực, cố chấp, gây rối hoặc bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo, kích động tham gia khiếu kiện đông người.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả
Liên quan đến một số kinh nghiệm trong công tác TCD, giải quyết KNTC, các Phó Tổng TTCP Nguyễn Chiến Bình, Lê Thị Thủy giải thích, do đặc thù kinh tế - xã hội nên nội dung, tính chất KNTC của khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Nam bộ cần có phương pháp giải quyết phù hợp, cũng như cần có chính sách trong TCD để giữ vững ổn định an ninh trật tự; đồng thời kết luận một số nội dung như: Vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị trong tiếp dân; Gắn chặt công tác tiếp dân với kiên trì vận động, giải thích, đối thoại để giải quyết KNTC của công dân.
Ngoài việc lắng nghe công dân trình bày, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu thì việc tổ chức các đoàn kiểm tra, đôn đốc tại các địa phương là rất cần thiết, từ đó có một cái nhìn tổng thể về sự việc KNTC và đề ra biện pháp giải quyết dứt điểm vụ việc, tránh xảy ra tình trạng KN vượt cấp, kéo dài. Khi xử lý các đoàn KN đông người cần bố trí cán bộ tiếp dân là người có bản lĩnh, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, khách quan, công tâm; có kỹ năng giao tiếp, am hiểu về công tác dân vận, kiến thức quản lý Nhà nước và pháp luật. Nâng cao sự phối hợp giữa các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, từ việc thông tin với hệ thống dữ liệu chính xác, nắm tình hình đến việc tiếp dân, vận động thuyết phục và thống nhất biện pháp giải quyết, tránh để xảy ra tình trạng có ý kiến không nhất quán, thiếu thống nhất trong giải quyết KNTC của công dân.
Về giải pháp thực hiện, các cơ quan chuyên môn phải tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền các cấp thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết KNTC của công dân theo quy định của pháp luật; phát huy vai trò của chủ tịch UBND các cấp trong công tác tiếp dân, đối thoại với dân, giải quyết KNTC của công dân ngay tại địa phương nơi xảy ra vụ việc; xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, công chức có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết KNTC nhưng không làm đúng chính sách, pháp luật, ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của công dân. Nắm rõ và kiểm soát chặt chẽ tình hình KNTC ở địa phương, ngay từ cơ sở. Thực hiện tốt các kết luận giải quyết KNTC có hiệu lực pháp luật; trong thực hiện, nếu phát hiện vướng mắc hoặc có sai sót trong quá trình giải quyết thì cần có biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, hạn chế tiếp khiếu. Tăng cường thanh tra trách nhiệm các cấp, ngành trong công tác tiếp dân, giải quyết KNTC, tập trung ở những nơi để xảy ra nhiều vụ việc KNTC hoặc chất lượng, hiệu quả giải quyết KNTC thấp, không chấp hành hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên. Chú ý đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về KNTC nhất là những điểm mới của Luật KN, Luật TC, Luật TCD và các Nghị định hướng dẫn thi hành. Chú trọng việc thông tin, tuyên truyền về các vụ việc KNTC cụ thể, đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực; kịp thời phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và những biểu hiện lệch lạc trong lĩnh vực KNTC; biểu dương những tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác giải quyết KNTC của công dân. Quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác TCD, giải quyết KNTC theo hướng chuyên nghiệp, ổn định; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết KNTC cho cán bộ, công chức các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị với chế độ đãi ngộ phù hợp.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong năm 2024, toàn ngành Thanh tra tỉnh Ninh Thuận phát hiện 349 trường hợp sai phạm (89 tổ chức, 260 cá nhân); ban hành 327 quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xử lý khác với tổng số tiền 15.625,6 triệu đồng (đã thu nộp ngân sách 4.755,7 triệu đồng, số còn lại tiếp tục đôn đốc thực hiện).
Lâm Ánh
07:00 12/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, được sự quan tâm và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, sự quan tâm Tỉnh ủy và UBND tỉnh, phong trào thi đua của Thanh tra tỉnh Đồng Tháp được triển khai đầy đủ, kịp thời. Việc tổ chức triển khai phong trào thi đua luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành, gắn với các hoạt động chuyên môn, các nhiệm vụ trọng tâm cụ thể…
Thu Huyền
06:00 12/12/2024Thu Huyền
20:04 11/12/2024Chính Bình
15:33 11/12/2024Cảnh Nhật
14:16 11/12/2024Kim Thành
09:56 11/12/2024Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà