Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Phương
Thứ năm, 03/10/2024 - 18:48
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Trưởng đoàn công tác nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024 ngày 3/10, tại trụ sở Bộ GDĐT.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Trưởng đoàn công tác cho biết, việc kiểm tra nhằm nắm bắt đầy đủ thực trạng tình hình triển khai nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Ảnh: LP
Báo cáo tại buổi làm việc, Chánh Thanh tra Bộ GDĐT Nguyễn Đức Cường cho biết, công tác triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành được Bộ trưởng Bộ GDĐT quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc. Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; công tác phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về pháp luật xử lý vi phạm hành chính; công tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quan tâm thực hiện.
Bên cạnh đó, công tác xử lý vi phạm hành chính được triển khai, thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật và đạt hiệu quả. Đã phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời nhiều hành vi vi phạm pháp luật; chấn chỉnh kịp thời nhiều sai phạm, rút kinh nghiệm và có những biện pháp khắc phục nhằm góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thông tin và truyền thông của các tổ chức, cá nhân.
Ông Cường cho biết, so với những năm trước đó, việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục của năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024 giảm (trong đó, năm 2022 ban hành 95 quyết định xử lý vi phạm hành chính, năm 2023 ban hành 17 quyết định xử lý vi phạm hành chính; 6 tháng đầu năm 2024 ban hành 3 quyết định xử phạt vi phạm hành chính).
“Lĩnh vực công tác rộng lớn tuy nhiên lực lượng thanh tra hiện nay rất mỏng. Công chức của Thanh tra Bộ GDĐT và các sở GDĐT còn thiếu (một số sở GDĐT chỉ có từ 2 - 4 công chức thanh tra)”, ông Cường cho biết thêm.
Cũng theo ông Cường, thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính còn có những khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các quy định pháp luật như quy định kinh phí xử phạt vi phạm hành chính phải nộp ngân sách Nhà nước, trong khi không có nguồn riêng phục vụ việc xử phạt (xác minh thông tin, công tác phí, phương tiện… để lập biên bản), nội dung chi, mức chi chưa có hướng dẫn; các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục chưa theo kịp thực tiễn hành vi vi phạm.
Chánh Thanh tra Bộ GĐĐT Nguyễn Đức Cường đề nghị đảm bảo kinh phí cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Bộ Tài chính cần có hướng dẫn/quy định chi tiết nội dung chi này từ nguồn thu xử phạt được trích lại để đơn vị làm cơ sở thực hiện; rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi quy định về xử phạt vi phạm hành chính cho phù hợp thực tế, đảm bảo khả thi và đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; bố trí nguồn kinh phí cho việc tập huấn thường xuyên và định kỳ cho các đơn vị và cá nhân có liên quan.
Tại buổi làm việc, đoàn kiểm tra của Bộ Tư pháp và đại diện các đơn vị Bộ GDĐT đã cùng nhau trao đổi, phân tích để làm rõ những vấn đề còn vướng mắc trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành; xây dựng, hoàn thiện pháp luật, bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động xử lý vi phạm hành chính; công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính…
Bên cạnh đó, đoàn kiểm tra cũng ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của Bộ GDĐT để nghiên cứu, tổng hợp xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Trưởng đoàn kiểm tra cảm ơn Bộ GDĐT đã phối hợp chặt chẽ với bộ Tư pháp trong các hoạt động pháp chế thời gian qua, đồng thời, đánh giá cao công tác chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của đoàn kiểm tra. Thứ trưởng nêu rõ về tầm quan trọng, căn cứ pháp lý, mục đích, nội dung, phương thức kiểm tra và một số vấn đề cần lưu ý của việc kiểm tra về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Đồng thời nhấn mạnh, việc kiểm tra nhằm nắm bắt đầy đủ thực trạng tình hình triển khai nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; làm rõ những ưu, nhược điểm, khó khăn, vướng mắc, từ đó giúp Bộ GDĐT nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước và thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ của đoàn kiểm tra, để giúp Bộ GDĐT nhìn nhận rõ những nội dung đã làm được, những vướng mắc trong quá trình thực hiện, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Chi hy vọng, thời gian tới, công tác pháp chế nói chung và việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ GDĐT sẽ ngày càng được thực hiện tốt hơn.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi cho biết, Bộ GDĐT sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến, đóng góp của đoàn kiểm tra, đồng thời, thực hiện nhiều biện pháp như tập huấn, phân công nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới để thực hiện tốt hơn nữa công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 11/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Long An công bố, trao quyết định cho các cán bộ được luân chuyển và điều động công tác khác. Các quyết định có hiệu lực kể từ ngày 16/12/2024.
Thu Huyền
20:04 11/12/2024(Thanh tra) - Trong tháng 11/2024, UBND thành phố Lạng Sơn đã triển khai nhiều hoạt động quan trọng trong các lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo công tác quản lý Nhà nước hiệu quả và đáp ứng kịp thời các yêu cầu của công dân.
Chính Bình
15:33 11/12/2024Cảnh Nhật
14:16 11/12/2024Kim Thành
09:56 11/12/2024Phương Anh
20:46 10/12/2024Phương Anh
20:15 10/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà