Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 27/04/2015 - 07:35
(Thanh tra)- Trao đổi với phóng viên Báo Thanh tra, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng nhấn mạnh, thông qua đối thoại đa chủ thể, việc giải quyết khiếu nại (KN) tốt hơn, mang lại lợi ích chung của cả ba bên - Nhà nước, người dân và chủ đầu tư…
+ Kết quả thí điểm mô hình đối thoại đa chủ thể trong giải quyết khiếu kiện phát sinh từ thu hồi đất ở Việt Nam cho thấy đã mang lại hiệu quả, giảm “điểm nóng”, giúp chính quyền và người dân “gặp nhau”. Phó Tổng Thanh tra đánh giá vấn đề này như thế nào?
Còn đối thoại đa chủ thể là một hình thức mới ở Việt Nam. Qua dự án thí điểm với sự tham gia trung gian của Hội Luật gia Việt Nam, tôi thấy mang lại hiệu quả thiết thực, rất rõ rệt tạo được tiếng nói chung giữa người KN, người bị KN và mang lại lợi ích chung ở cả 3 khía cạnh.
Quyền và lợi ích của người vừa được bảo đảm, vừa hiểu biết thêm về pháp luật vì khi người dân KN có thể do thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm, nhưng cũng có thể do chưa hiểu biết pháp luật. Về mặt lợi ích công chúng ta cũng thấy rõ, tình hình trật tự ổn định, kinh tế - xã hội phát triển. Còn đối với các dự án thu hồi đất để đầu tư, nhà đầu tư cũng được lợi vì tiếp cận đất sớm hơn, triển khai dự án đúng yêu cầu, không bị chậm chễ, trì hoãn, phát sinh thêm chi phí.
+ Pháp luật ra quy định rất rõ việc tổ chức đối thoại trong giải quyết KN, nhưng thực tế việc tổ chức vẫn hình thức. Nhân rộng mô hình này liệu có thể khắc phục được “điểm khuyết” của đối thoại song phương?
- Trong khiếu kiện đất đai, tranh chấp thường giữa một bên là người dân có đất bị thu hồi và một bên là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong giao đất và thu hồi đất. Người KN thì bao giờ cũng mong muốn có được lợi ích tối đa. Còn người bị KN lại gánh trên vai trách nhiệm là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của nhà đầu tư và pháp luật cũng quy định rõ các mức đền bù, hỗ trợ. Nên có thể đối thoại song phương giữa người KN và người bị KN không đi đến được kết quả.
Đối thoại đa chủ thể được coi là đối thoại đa phương với sự tham gia của người trung gian. Đặc biệt, nếu lựa chọn được những người trung gian có uy tín, có kiến thức pháp luật, có trải nghiệm quản lý hành chính và được các cơ quan Nhà nước, nhân dân tín nhiệm, thì có tính thuyết phục cao hơn, tính thiết thực tốt hơn, tránh hình thức trong đối thoại song phương
+ Thưa ông, quy trình đối thoại đa chủ thể chưa được pháp luật quy định khiến nhiều chuyên gia lo ngại không mang tính ràng buộc, các bên không nghiêm túc thực hiện kết quả từ đối thoại này?
- Đối thoại đa chủ thể không trái với các quy định của pháp luật mà lại phù hợp với chủ trương của Đảng, Chính phủ là cả hệ thống chính trị phải tham gia vào việc tiếp dân, giải quyết KN, tố cáo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, lợi ích của Nhà nước.
Đối thoại đa chủ thể là vì lợi ích chung, cá nhân tôi cho rằng cần phải khuyến khích, cần phải nhanh chóng nghiên cứu, xác lập thành những quy định, cơ chế, được pháp luật bảo hộ, đống thời xác định trách nhiệm của các bên tham gia đối thoại đa chủ thế.
+ Cần cụ thể hóa vấn đề này bằng các quy định của pháp luật như thế nào, thưa Phó Tổng Thanh tra?
- Các đề xuất rất khiêm tốn của Hội Luật gia Việt Nam như đề xuất có 1 văn bản của Thủ tướng xác định rõ nội dung, phương thức tham gia, trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc tạo điều kiện cho Hội Luật gia tham gia vào công tác giải quyết KN liên quan đến thu hồi đất; Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn về quy trình tổ chức đối thoại theo hướng của mô hình đối thoại đa chủ thể, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ. Thanh tra Chính phủ sẽ nghiên cứu, tiến hành để có thể ban hành ngay trong năm 2015.
Phải nói rằng, trong thực tiễn giải quyết KN nếu không có sự đồng thuận giữa các bên thì rất khó thực hiện hay chấm dứt khiếu kiện, dù có những vụ đã có kết luận của Thủ tướng rồi vẫn tiếp khiếu. Nhưng khi có sư đồng thuận cao rồi thì dễ dàng triển khai. Tôi cho rằng, mô hình này không chỉ áp dụng trong giải quyết khiếu kiện phát sinh từ thu hồi đất mà cần nhân rộng sang các lĩnh vực khác.
+ Xin trân trọng cảm ơn ông!
Xử lý nguyên nhân “nảy mầm” khiếu kiện mới bền vững
Nhận định trên được đưa ra sau khi tổng kết Dự án “Thực hiện thí điểm mô hình đối thoại đa chủ thể trong giải quyết tình trạng khiếu kiện phát sinh từ thu hồi đất ở Việt Nam”.
Sự khác biệt của các chủ thể là nguyên nhân sâu sắc dẫn đến khiếu kiện phát sinh từ thu hồi đất. Nếu chỉ xử lý những nguyên nhân “bề mặt” như tăng tiền đền bù sẽ không thể giải quyết dứt điểm được mâu thuẫn, mà cần tập trung vào bản chất làm phát sinh tranh chấp như nếp nghĩ, chuẩn mực, tính toán… của chủ thể trong tranh chấp.
Theo các chuyên gia, trong quá trình giải quyết các khiếu kiện đất đai, đối thoại đa chủ thể đã được minh chứng là một phương pháp hữu hiệu vì có thể phân tích thấu đáo và toàn diện được mọi khía cạnh của mỗi vụ việc khiếu kiện từ cả phía các cơ quan Nhà nước, người dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều này làm nên “tính bền vững”của việc giải quyết khiếu kiện để không còn tình trạng “giải quyết được vụ việc này lại có vụ việc khác phát sinh”.
Ông Phạm Xuân Anh, T.Ư Hội Luật gia Việt Nam nhấn mạnh, đối thoại giúp nhận diện những nguyên nhân “gốc rễ” làm phát sinh khiếu kiện để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và người dân cùng hướng tới những phương án giải quyết một cách bền vững và lâu dài. Đồng thời, giúp chính quyền địa phương giải quyết những vướng mắc kéo dài, hạn chế phát sinh điểm nóng, khiếu kiện phức tạp, kéo dài, vượt cấp …
Thảo Nguyên (Thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, toàn ngành Thanh tra thành phố Hải Phòng đã triển khai 131 cuộc thanh tra hành chính tại 336 đơn vị. Qua đó, đã phát hiện sai phạm 37.964 triệu đồng.
Kim Thành
08:00 12/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, toàn ngành Thanh tra tỉnh Ninh Thuận phát hiện 349 trường hợp sai phạm (89 tổ chức, 260 cá nhân); ban hành 327 quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xử lý khác với tổng số tiền 15.625,6 triệu đồng (đã thu nộp ngân sách 4.755,7 triệu đồng, số còn lại tiếp tục đôn đốc thực hiện).
Lâm Ánh
07:00 12/12/2024Thu Huyền
06:00 12/12/2024Thu Huyền
20:04 11/12/2024Chính Bình
15:33 11/12/2024Cảnh Nhật
14:16 11/12/2024Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank