Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đề tài có tính khoa học, ứng dụng cao

Thứ ba, 24/12/2013 - 17:18

(Thanh tra) - Đó là đánh giá của Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng tại buổi nghiệm thu đề tài khoa học cấp Bộ “Một số vấn đề về quản lý Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng” (PCTN), do Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Ngô Mạnh Hùng làm chủ nhiệm, diễn ra sáng nay (24/12).

Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng đánh giá: “Ban Chủ nhiệm đã bám sát được nội dung và đạt được mục tiêu của nghiên cứu, đề tài đạt giá trị khoa học cao, giá trị ứng dụng có tính khả thi. Đồng thời, cung cấp được nhiều luận cứ trong việc tiếp tục hoàn thiện về quản lý Nhà nước trong PCTN” . Ảnh: Nguyễn Dũng

Phó Cục trưởng Ngô Mạnh Hùng cho biết, Luật PCTN được ban hành năm 2005 và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2007 và 2012, qua đó, công tác PCTN đã có những bước tiến quan trọng. Song, PCTN vẫn chưa đạt yêu cầu mà nguyên nhân không ít là do những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý Nhà nước về PCTN.

Bên cạnh đó, các nội dung quản lý Nhà nước về PCTN chưa được xác định cụ thể, dẫn đến tình trạng nhiều nơi còn lúng túng, khó khăn trong việc thực hiện. Do vậy, việc triển khai nghiên cứu Đề tài “Một số vấn đề về quản lý Nhà nước  trong PCTN" là thực sự cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. 

Kết cấu của Đề tài gồm 3 chương, cụ thể: Một số vấn đề chung về quản lý Nhà nước trong PCTN (Chương 1); Thực trạng quản lý Nhà nước trong PCTN (Chương 2);  Phương hướng, giải pháp và những kết luận, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong PCTN (Chương 3). 

Đề tài đề cập đến chủ thể quản lý Nhà nước, bao gồm các cơ quan được pháp luật giao chức năng quản lý Nhà nước, gồm: Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, bộ và các cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các đối tượng chịu sự tác động của quản lý Nhà nước bao gồm tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền, vai trò, trách nhiệm trong PCTN. 

Phó Cục trưởng Ngô Mạnh Hùng báo cáo đề tài. Ảnh: Nguyễn Dung


Nội dung chính của 
quản lý Nhà nước trong PCTN bao gồm: Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, định hướng, chiến lược về PCTN; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về PCTN; tổ chức, thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về PCTN; tổng kết kinh nghiệm, tổng hợp, báo cáo tình hình tham nhũng và công tác PCTN. 

Tại buổi nghiệm thu, các ý kiến phản biện và một số đại biểu tham gia đều đánh giá cao sự cấp thiết và vai trò của đề tài. Mặc dù, vấn đề quản lý Nhà nước trong PCTN là một đề tài rất khó, nhưng nội dung đề tài đã bảo đảm được điều kiện, yêu cầu của vấn đề thực tiễn hiện nay, phân tích được tình hình thực trạng cũng như khai thác được những văn bản quy phạm pháp luật. Đề tài đã thể hiện được sự đầu tư về trí tuệ, công sức và tâm huyết của Ban Chủ nhiệm. Song, một số nội dung trong đề tài còn dàn trải, chung chung, cần rút gọn và cụ thể hơn; khuôn phạm vi còn chưa rõ, tính lô gích chưa cao. 

Sau khi thông qua ý kiến của các thành viên trong Hội đồng Thẩm định, các đại biểu thống nhất đánh giá Đề tài đạt loại khá.  

Nguyễn Dung

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thành phố Lạng Sơn: Hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thành phố Lạng Sơn: Hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo

(Thanh tra) - Trong tháng 11/2024, UBND thành phố Lạng Sơn đã triển khai nhiều hoạt động quan trọng trong các lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo công tác quản lý Nhà nước hiệu quả và đáp ứng kịp thời các yêu cầu của công dân.

Chính Bình

15:33 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm