Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 17/07/2015 - 22:21
(Thanh tra)- Ngày 17/7/2015, tại TP. Hồ Chí Minh,Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, đã chủ trì buổi làm việc với các đồng chí nguyên là lãnh đạo Thanh tra Chính phủ qua nhiều thời kỳ, để ghi nhận ý kiến đóng góp về định hướng xây dựng Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Ngọc Giang
Mở đầu buổi làm việc, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã giới thiệu ngắn gọn về Chiến lược phát triển ngành Thanh tra như các định hướng lớn, mục tiêu, giải pháp thực hiện nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực pháp lý, hiệu quả hoạt động của Ngành Thanh tra; từng bước xây dựng Ngành và đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp, hiện đại, uy tín, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính. Chiến lược phát triển Ngành có mục tiêu xây dựng ngành Thanh tra trở thành công cụ thiết yếu, hữu hiệu của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, thi hành Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ Đảng, lợi ích của Nhà nước và của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tiếp đó, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng giải thích cụ thể về sự cần thiết phải nhanh chóng xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển ngành Thanh tra nhằm chấn chỉnh sự chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động của các cơ quan thanh tra ảnh hưởng đến hiệu quả thanh tra; đồng thời, phải làm rõ chức năng đặc trưng của Thanh tra Chính phủ. Cần phân biệt chức năng kiểm soát quyền lực của Thanh tra Chính phủ với thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan khác. Thanh tra Chính phủ phải có cơ chế và hành lang pháp lý phù hợp nhằm bảo đảm hoạt động khách quan phải độc lập về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, nếu không rõ ràng thì rất khó phát huy hiệu quả, hiệu lực trong thực tiễn.
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Ngọc Giang
Dưới sự điều hành của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình, lần lượt các đồng chí nguyên là lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu với mong muốn Chiến lược phát triển ngành Thanh tra cần phù hợp hiện trạng kinh tế - xã hội của đất nước để Thanh tra Chính phủ nói riêng và toàn Ngành Thanh tra có thể thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước. Đi sâu phân tích về nhận thức đúng đắn vai trò của ngành Thanh tra, nguyên Tổng Thanh tra Nhà nước Nguyễn Kỳ Cẩm cho rằng quy định pháp luật hiện nay đang giảm đi vai trò của thanh tra nên cần phải xây dựng cơ chế phù hợp. Đó là thanh tra chuyên ngành chỉ nên giữ chức năng kiểm tra ngành; Thanh tra Chính phủ cần sáp nhập cùng Ủy ban Kiểm tra với tên gọi mới, hình thức hoạt động mới phù hợp hơn; hệ thống thanh tra cần xây dựng theo ngành dọc để bảo đảm tính định hướng như các cơ quan khối nội chính khác.
Nguyên Tổng Thanh tra Nhà nước Nguyễn Kỳ Cẩm đóng góp ý kiến tại buổi làm việc. Ảnh: Ngọc Giang
Đồng tình với quan điểm cần xây dựng ngành Thanh tra phát triển bền vững, phù hợp xu thể hội nhập, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền đề nghị Chiến lược phát triển ngành Thanh tra phải bám sát định hướng của Đảng, nghị quyết của Chính phủ trên cơ sở đánh giá đúng bản chất của ngành Thanh tra trong tình hình mới, cần tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ với mô hình Học viện Thanh tra để bảo đảm đội ngũ cán bộ có chất lượng cao nhất. Các đại biểu nguyên là Phó Tổng Thanh tra qua các thời kỳ cũng đề xuất phải có giải pháp linh hoạt để từng bước hoàn chỉnh nội dung Chiến lược phát triển ngành Thanh tra với mục tiêu nhận được sự đồng thuận của các bộ, ngành nhằm sớm hoàn thiện thể chế phù hợp để có thể triển khai trong thời gian phù hợp. Quan điểm chung là Chiến lược phát triển ngành Thanh tra phải làm rõ vị trí, vai trò, thẩm quyền, tính độc lập của cơ quan thanh tra các cấp như một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước; xây dựng cơ chế kết hợp, tổ chức hoạt động thanh tra và kiểm tra Đảng.
Kết luận buổi làm việc, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã cám ơn sự quan tâm của các đồng chí nguyên là lãnh Ngành qua các thời kỳ. Tất cả những ý kiến đóng góp tâm huyết của các đồng chí sẽ được Thanh tra Chính phủ ghi nhận để bổ sung vào định hướng xây dựng Chiến lược phát triển Ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Ngọc Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong năm 2024, toàn ngành Thanh tra tỉnh Ninh Thuận phát hiện 349 trường hợp sai phạm (89 tổ chức, 260 cá nhân); ban hành 327 quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xử lý khác với tổng số tiền 15.625,6 triệu đồng (đã thu nộp ngân sách 4.755,7 triệu đồng, số còn lại tiếp tục đôn đốc thực hiện).
Lâm Ánh
07:00 12/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, được sự quan tâm và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, sự quan tâm Tỉnh ủy và UBND tỉnh, phong trào thi đua của Thanh tra tỉnh Đồng Tháp được triển khai đầy đủ, kịp thời. Việc tổ chức triển khai phong trào thi đua luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành, gắn với các hoạt động chuyên môn, các nhiệm vụ trọng tâm cụ thể…
Thu Huyền
06:00 12/12/2024Thu Huyền
20:04 11/12/2024Chính Bình
15:33 11/12/2024Cảnh Nhật
14:16 11/12/2024Kim Thành
09:56 11/12/2024Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà