Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 27/12/2023 - 17:39
(Thanh tra) - Đó là một trong những giải pháp nhằm giáo dục liêm chính cho công chức ngành Thanh tra mà bà Trần Thị Tú Uyên, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra đưa ra tại đề tài khoa học cơ sở “Giáo dục liêm chính cho công chức ngành Thanh tra” được Hội đồng Nghiệm thu Thanh tra Chính phủ tổ chức nghiệm thu ngày 27/12.
Bà Trần Thị Tú Uyên trình bày kết quả nghiên cứu. Ảnh: TH
Việc giáo dục liêm chính cho công chức ngành Thanh tra giúp xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra trong sạch, có phẩm chất đạo đức trong sáng, không tham nhũng, tiêu cực, từ đó góp phần xây dựng ngành Thanh tra vững mạnh, nâng cao uy tín của ngành Thanh tra; đồng thời, góp phần kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra, kiểm soát quyền lực Nhà nước nói chung theo tinh thần Hiến pháp, các nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước và nâng cao chất lượng, hiệu quả các lĩnh vực công tác của ngành Thanh tra.
Theo chủ nhiệm đề tài, nội dung giáo dục về liêm chính cho công chức ngành Thanh tra, trước hết phải đáp ứng các chuẩn mực chung của cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính như: Bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, thương dân, năng động, sáng tạo, tận tâm, thận trọng, khách quan, công tâm trong công việc, khiêm tốn, trung thực, cần kiệm, liêm, chính...
Công chức thanh tra cũng phải thể hiện rõ hình ảnh nghiêm trang của lực lượng bảo vệ pháp luật nhưng đồng thời cũng phải gần gũi với đối tượng thanh tra, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Ngoài ra, các chuẩn mực liêm chính đối với công chức ngành Thanh tra chuẩn mực đầu tiên cho việc lựa chọn, bố trí cán bộ và thực thi nhiệm vụ là tính gương mẫu, liêm khiết, tận tụy, khách quan của công chức thanh tra.
Chủ nhiệm đề tài cho biết, các phương pháp giáo dục có thể áp dụng trong giáo dục liêm chính cho công chức ngành Thanh tra là giáo dục bằng tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các quy định về liêm chính của công chức ngành Thanh tra; thông qua các cuộc họp giao ban của cơ quan, tổ chức, đơn vị, sinh hoạt của tổ chức Đảng, sinh hoạt đoàn thể quần chúng hay giáo dục bằng việc nêu gương của người đứng đầu, lãnh đạo cơ quan thanh tra, của cán bộ cấp trên.
Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp giáo dục bằng các biện pháp giám sát, kiểm tra, xử lý kỷ luật.
Xử lý kỷ luật được áp dụng đối với các hành vi vi phạm về liêm chính. Các dạng hành vi vi phạm rất đa dạng. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm mà người vi phạm sẽ phải chịu các chế tài về hình sự, hành chính và kỷ luật của Đảng nếu người vi phạm là đảng viên.
“Đây có lẽ là biện pháp giáo dục có tác dụng trực quan nhất, tác động mạnh mẽ nhất đến tâm lý, ý thức của chính người vi phạm và các chủ thể có liên quan khác. Biện pháp xử lý kỷ luật nghiêm khắc chính là cách để làm cho công chức “không dám” thực hiện các hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực” - chủ nhiệm đề tài nói.
Thực tế cho thấy, công tác giáo dục liêm chính cho công chức thanh tra thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, đó là việc triển khai các hoạt động giáo dục về liêm chính cho công chức ngành Thanh tra mặc dù được tổ chức quy củ, nề nếp nhưng nội dung, hình thức chưa đa dạng, phong phú, chưa chú trọng giáo dục kỹ năng xử lý tình huống nảy sinh nguy cơ thực hiện các hành vi không liêm chính. Thời lượng dành cho nội dung giảng dạy về liêm chính còn thấp, chưa có nội dung thực hành trong các tình huống giả định.
Giáo dục liêm chính bằng cách hình thức giáo dục trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị như thông qua các cuộc họp giao ban của cơ quan, tổ chức, đơn vị, sinh hoạt của tổ chức Đảng, sinh hoạt đoàn thể quần chúng, giáo dục bằng việc nêu gương của người đứng đầu, của lãnh đạo cơ quan thanh tra, của cán bộ cấp trên mặc dù đã được quan tâm thực hiện nhưng nội dung còn chưa sâu sắc.
Kết quả giáo dục thể hiện ở việc tuân thủ các quy định về liêm chính của công chức ngành Thanh tra thời gian qua còn hạn chế. Điều này được thể hiện rõ ở kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan thanh tra nhà nước thời gian qua và một số vụ việc mới được phát hiện gần đây..
Để tăng cường giáo dục liêm chính cho công chức ngành Thanh tra, trước hết người đứng đầu các cơ quan nhà nước ở địa phương, bộ, ngành cần thể hiện rõ hơn sự quan tâm tới công tác giáo dục liêm chính. Lãnh đạo các cơ quan thanh tra Nhà nước cũng cần phải thể hiện rõ hơn quyết tâm chính trị của bản thân mình thông qua các chỉ đạo đối với cán bộ thanh tra cấp dưới trong việc tổ chức và tham gia các hoạt động giáo dục về liêm chính.
Chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các biện pháp giáo dục liêm chính trong cơ quan thanh tra Nhà nước như: Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, sơ kết, tổng kết thực hiện các quy định về liêm chính; nhắc nhở thường xuyên trong các cuộc họp giao ban của cơ quan; lồng ghép nội dung giáo dục vào nội dung sinh hoạt của chi bộ đảng, của các tổ chức đoàn thể quần chúng; đặc biệt chú trọng giáo dục, nhắc nhở trong nội bộ đoàn thanh tra, tổ xác minh giải quyết khiếu nại, tố cáo; lãnh đạo, chỉ đạo việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động giáo dục về liêm chính cho công chức ngành Thanh tra.
Quy định chi tiết, cụ thể hơn các hành vi bị coi là không liêm chính của công chức trong thực hiện nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực công tác của ngành, bổ sung các hành vi, biểu hiện mới về tham nhũng, tiêu cực vào danh sách những điều cấm đối với công chức ngành Thanh tra.
Đổi mới nội dung và hình thức giáo dục liêm chính cho công chức thanh tra tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới nội dung và hình thức truyền truyền, phố biến về liêm chính tại các cơ quan thanh tra. Tăng cường hoạt động tuyên truyền tại các đơn vị truyền thông của cơ quan thanh tra Nhà nước. Ví dụ, tại Thanh tra Chính phủ, cần tăng cường tuyên truyền về xây dựng và thực hiện văn hóa liêm chính trên cổng thông tin điện tử, trang tin của Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra, Trường Cán bộ thanh tra, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra…
Cần đề cao trách nhiệm nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu gắn với thường xuyên đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, thực hiện tốt các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, cán bộ có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Nêu gương phải thực sự trở thành một nội dung quan trọng trong phương thức lãnh đạo của Đảng. Xây dựng và thực hiện tốt các quy định để phát huy vai trò gương mẫu trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lề lối làm việc và văn hóa liêm chính của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.
"Mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn chuẩn mực từ lời nói đến việc làm, cử chỉ, thái độ, hành vi ứng xử góp phần xây dựng hình ảnh, uy tín. tăng cường tuyên truyền những tấm gương “người tốt, việc tốt”, những “công bộc” hết lòng đối với dân, vì nhân dân phục vụ…" - bà Uyên nói.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Kết thúc năm 2023, Công ty TNHH Kinh doanh xe máy Kường Ngân báo lỗ sau thuế gần 12 triệu đồng nên không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi cùng kỳ năm 2022 doanh nghiệp báo lãi sau thuế hơn 4,1 tỷ đồng.
Công Thắng - Bạch Vân
17:21 25/11/2024(Thanh tra) - Công tác nhân sự; phòng chống tội phạm, tham nhũng; giải quyết khiếu nại, tố cáo và thông qua nhiều luật, nghị quyết là những nội dung sẽ được Quốc hội bàn thảo, quyết định trong tuần làm việc cuối kỳ họp 8.
Hương Giang
05:30 25/11/2024Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Ngọc Giàu
Công Thắng - Bạch Vân
Uyên Phương
Trần Quý
Lâm Ánh
Nam Dũng
Hương Giang
Hải Hà
Ngọc Giàu
Hương Giang
Hương Giang