Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 6 luật mới vừa thông qua

Thứ năm, 14/12/2017 - 18:19

(Thanh tra)- Sáng 14/12, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 6 Luật gồm: Luật Lâm nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các Tổ chức tín dụng (TCTD); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; Luật Thủy sản; Luật Quản lý nợ công; Luật Quy hoạch. Các luật này đã được Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV thông qua.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai. Ảnh: TN

Thống nhất quản lý về nợ công

Luật Quản lý nợ công gồm 10 chương, 63 điều quy định về hoạt động quản lý nợ công bao gồm huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và các nghiệp vụ quản lý nợ công, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018.

Giới thiệu điểm mới cơ bản, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, so với Luật hiện hành, việc cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ được quy định chặt chẽ hơn về đối tượng vay lại, điều kiện vay lại, thẩm định cho vay lại; bổ sung quy định về phương thức cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại và việc quản lý rủi ro cho vay lại…

Đáng chú ý, Luật đã quy định thống nhất quản lý về nợ công, giao một cơ quan là Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trong quản lý nợ công thống nhất; tăng cường thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, tăng thẩm quyền của tập thể, hạn chế quy định thẩm quyền của cá nhân; gắn trách nhiệm của tập thể, cá nhân với trách nhiệm quản lý huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ công.

Trước băn khoăn của báo chí về mức độ nào đưa ra ngưỡng cảnh báo nợ công, theo ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết, ngưỡng cảnh báo do Quốc hội quyết định theo từng thời kỳ.

Ngăn ngừa, hạn chế sở hữu chéo

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD đã bổ sung thêm trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ đối với chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của TCTD. Quy định này để hạn chế việc lạm dụng quyền đồng thời là người quản trị, điều hành tại TCTD và doanh nghiệp để thực hiện hoạt động đầu tư, cấp tín dụng không trên cơ sở thị trường, tạo ra rủi ro lớn cho hoạt động của TCTD.

Cùng với đó, sửa đổi, bổ sung một số nội dung để minh bạch hóa nguồn vốn góp, ngăn ngừa, hạn chế sử hữu chéo. Theo đó, bổ sung quy định về không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng và giới hạn cấp tín dụng; bổ sung quy định hạn chế một cổ đông lớn và người có liên quan tại một TCTD không được sở hữu từ 5% vốn điều lệ tại TCTD khác...

Luật cũng bổ sung quy định về áp dụng biện pháp can thiệp sớm để xử lý sớm TCTD có dấu hiệu yếu kém nhưng chưa đến mức phải kiểm soát đặc biệt nhằm hạn chế TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yếu kém mới phát sinh.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD có hiệu lực từ 15/1/2018. Luật gồm 3 điều, trong đó Điều 1 sửa đổi, bổ sung 32 điều; bổ sung mới 28 điều. Điều 2 về điều khoản thi hành. Điều 3 về quy định chuyển tiếp.

Khắc phục “xin-cho” các dự án trong quy hoạch

Luật Quy hoạch điều chỉnh chung cho tất cả các loại quy hoạch trên phạm vi cả nước về: lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia; trách nhiệm quản lý Nhà nước về quy hoạch.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh, khắc phục tình trạng quản lý chia cắt, cục bộ ngành và tính cát cứ địa phương; giải quyết các vấn đề xung đột lợi ích, xung đột mang tính liên ngành, xung đột giữa các địa phương, xung đột giữa Trung ương và địa phương, giữa doanh nghiệp và người dân...

Đáng chú ý, Luật khắc phục được tình trạng “xin-cho” các dự án trong quy hoạch thông qua việc điều chỉnh quy hoạch một cách tuỳ tiện, làm lãng phí nguồn lực quốc gia. “Việc ban hành Luật có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước vì đây là cơ sở pháp lý thống nhất cho việc xây dựng các quy hoạch của thời kỳ 2021-2030”, thứ trưởng nhấn mạnh.

Luật Quy hoạch gồm 6 Chương 59 Điều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019. Các quy định về lập, thẩm định quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2018. Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thêm, tất cả những quy hoạch trước đây không phù hợp với Luật này sẽ phải điều chỉnh lại, thực hiện theo quy hoạch vùng mới, bảo đảm tính khả thi.

Có hiệu lực từ 1/1/2019, Luật Lâm nghiệp năm 2017 có 12 chương với 108 điều, tăng 4 chương và 20 điều so với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.

Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có hiệu lực từ 1/7/2018. Luật chỉ quy định sửa đổi, bổ sung đối với 11 điều trong số 36 điều của Luật hiện hành.

Còn Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ 1/1/2019 gồm 9 chương với 105 điều, giảm 1 chương và tăng 43 điều so với  luật hiện hành. Luật đã bổ sung 1 chương (Kiểm ngư) nhằm thiết lập cơ sở pháp lý cao nhất cho tổ chức và hoạt động của Kiểm ngư Việt Nam; bỏ 2 chương về hợp tác quốc tế về hoạt động thủy sản và khen thưởng, xử lý vi phạm do các nội dung về hợp tác quốc tế.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.

Nam Dũng

21:51 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm