Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 02/06/2023 - 22:15
(Thanh tra) - Đây là chủ đề tọa đàm lần thứ 6 trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp quốc gia “Kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam" được Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) tổ chức vào ngày 2/6.
Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: TH
Phát biểu dẫn đề, TS Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện CL&KHTT mong muốn lần tọa đàm này sẽ làm sáng tỏ những vấn đề, câu hỏi đặt ra như:
Nếu Chính phủ với tư cách là chủ thể kiểm soát thì Chính phủ sẽ kiểm soát ai? Kiểm soát nội dung gì? Phương thức kiểm soát ra sao? Cơ sở Hiến pháp, pháp lý và hiệu quả chính trị - pháp lý của các phương thức kiểm soát?
Có tồn tại thực tế hoặc có thể tiên liệu về khả năng xác lập cơ chế hữu hiệu để Chính phủ có thể kiểm soát đối với Quốc hội trong quá trình lập pháp hay không? Cần phải bổ sung quy định nào? Các cơ chế kiểm soát của Chính phủ đối với cơ quan thực hiện quyền tư pháp đã rõ ràng, hiệu quả chưa, cần quan niệm và nhận diện như thế nào?
Đặc biệt, có nên đưa ra và lý giải về khả năng Chính phủ kiểm soát quyền lực đối với các tổ chức Đảng không hay các tổ chức Đảng đơn phương kiểm soát đối với Chính phủ.
Nếu Chính phủ với tư cách là đối tượng chịu sự kiểm soát, thì Chính phủ bị kiểm soát bởi ai? các chủ thể công và tư nào? Theo phương thức nào? Hậu quả pháp lý của các phương thức kiểm soát ra sao?
Quốc hội chỉ kiểm soát Chính phủ qua các phương thức hiện nay như xem xét báo cáo, chất vấn, giám sát chuyên đề và khuyến nghị, đề nghị sau giám sát… hay cần phải tiến hành kiểm soát theo cả các vụ việc cụ thể? Quốc hội cần phải áp dụng chế tài của trách nhiệm chính trị đối với Chính phủ như thế nào, dựa vào đâu, khả năng thực hành vấn đề này?
Cơ chế nào để cơ quan tư pháp chủ động, thường xuyên kiểm soát quyền lực đối với Chính phủ? Cần hoàn thiện việc thực thi quyền xét xử của tư pháp đối với quyền hành chính như thế nào?
Ngoài ra, kiểm soát nội bộ - tự thân của Chính phủ - chẳng hạn thông qua thanh tra, kiểm tra như hiện nay đã bảo đảm tính khách quan, hiệu quả, phòng chống xung đột lợi ích chưa khi cơ quan thanh tra, kiểm tra hoàn toàn phụ thuộc vào chủ trương và sự chỉ đạo thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước theo các lý thuyết hiện tại tại về quản lý Nhà nước và theo pháp luật thực định? Liệu có thể đặt vấn đề rằng Chính phủ hành chính hành pháp ở Trung ương và địa phương phải trở thành đối tượng của thanh tra để bảo đảm tính khách quan, minh bạch và phòng, chống xung đột lợi ích không?...
Ngoài ra, về các nội dung kiểm soát quyền lực đối với Chính phủ, Ban Chủ nhiệm đặt ra chủ thể nào kiểm soát đối với quyền ban hành chính sách công, quyền lập quy, quyền ban hành quyết định hành chính - hành vi hành chính, quyền hành chính của Chính phủ và cơ quan/các chủ thể hành chính Nhà nước? Phương thức kiểm soát ra sao? Cần bổ sung quy định nào trong Hiến pháp hay các văn bản pháp luật để thực hiện kiểm soát các chức năng quan trọng bậc nhất này của Chính phủ và chính quyền hành chính các cấp?
Nếu như kiểm soát đối với quyền lập quy dễ xác định nội dung kiểm soát thì kiểm soát đối với quyền hành chính lại vô cùng phức tạp, cụ thể là trong kiểm soát quyền tổ chức thực thi và áp dụng pháp luật. Có một điểm mờ là việc ban hành các công văn, bút phê của lãnh đạo trong các văn bản ẩn chứa nhiều nguy cơ tiêu cực…Vấn đề này có kiểm soát được không? Bằng cách nào?...
Tại tòa đàm, TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT trình bày về vai trò của Chính phủ trong công cuộc kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay và khẳng định: Hiến pháp 1998 chỉ quy định Quốc hội có quyền quyết định đối với quy trình xây dựng luật, pháp lệnh nhưng Hiến pháp năm 2013 đã loại bỏ quyền quyết định này và bổ sung thẩm quyền của Chính phủ trong việc đề xuất chính sách, pháp luật.
TS Nguyễn Tuấn Khanh cũng cho rằng, kiểm soát của Chính phủ đối với tư pháp, nên giới hạn lại để đảm bảo hoạt động độc lập của tòa án trong xét xử. Bởi Chính phủ kiểm soát nội bộ thông qua: thông tin, báo cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.
Quốc hội, tòa án kiểm soát Chính phủ nhiều hơn, giảm số lượng đại biểu Quốc hội trong Chính phủ, thành lập Ủy ban Điều tra đặc biệt của Quốc hội trong các vụ việc tham nhũng chính sách.
TS Nguyễn Văn Kim, nguyên quyền Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ chia sẻ, theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Chính quyền địa phương thì Chính phủ quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Chính quyền địa phương cũng có quyền tương tự, nhưng tổ chức thực hiện công việc này như thế nào trên thực tế? Có cơ quan tên là thanh tra, không có cơ quan tên là kiểm tra nhưng có hoạt động kiểm tra của nhiều chủ thể, không có cơ quan tên là giám sát nhưng có hoạt động giám sát của các chủ thể đối với bộ máy và nhân viên của khối hành pháp.
Theo PGS.TS Bùi Tiến Đạt, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, các văn bản lập pháp ủy quyền hiện nay thể hiện một sự tùy nghi lớn trong thẩm quyền của Chính phủ nhưng còn thiếu sự kiểm soát.
PGS.TS Bùi Tiến Đạt cho rằng, pháp luật hiện nay chưa có sự phân biệt rõ nét giữa ủy quyền lập pháp và ủy quyền lập quy. Trong khi các vấn đề này đều tác động rất lớn đến quyền con người. Ủy quyền lập quy là các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn luật. Ví dụ, nghị định kỷ luật cán bộ, công chức đưa ra những quy định ảnh hưởng rất lớn đến quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức. Trong khi ở các nước khác thì các vấn đề quan trọng đều phải được quy định trong luật chứ không phải văn bản của Chính phủ.
Đối với vấn đề, Quốc hội giám sát văn bản này như thế nào? Theo ông Đạt, cơ chế kiểm tra nội bộ Chính phủ hiện nay được áp dụng do coi nó là nghị định nhưng điều này cần phải thay đổi theo hướng Quốc hội cần tham gia kiểm soát các văn bản này để đánh giá tính hợp pháp, hợp hiến của nó.
TS Minh Hà, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh: Do tính chất phức tạp, nghiêm trọng của tham nhũng trong các cơ quan thực hiện quyền hành pháp nên kiểm soát đối với nhánh này cần phải quan tâm nhất.
Các cơ chế kiểm soát bên trong và bên ngoài hiện nay thực hiện song cùng ba phương thức: kiểm tra, giám sát, thanh tra...
Tọa đàm cũng nhận được nhiều ý kiến thảo luận liên quan đến vấn đề kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ của Chính phủ và chính quyền địa phương; việc tăng cường quản lý chất lượng của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp bằng hệ thống quản lý chất lượng ISO sẽ giúp tăng cường kiểm soát hoạt động của các cơ quan Nhà nước...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh