Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 16/01/2014 - 09:47
(Thanh tra) - Đây là nội dung nhận được đa số ý kiến Thường vụ Quốc hội tán thành với Tờ trình của Chính phủ về phương án phân bổ cụ thể vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) bổ sung giai đoạn 2014 - 2016 trong ngày 15/1.
Theo Tờ trình của Chính phủ, Nghị quyết 65/2013/QH13 quy định số vốn TPCP cho các dự án dở dang là 73.320 tỷ đồng. Chính phủ dự kiến bố trí cho các dự án dở dang của các Bộ, địa phương bằng 43,6% nhu cầu bổ sung TPCP và 6.600 tỷ đồng cho Dự án Luồng cho tàu có trọng tải lớn vào Sông Hậu. Trên cơ sở dự kiến phân bổ, Chính phủ đã chỉ đạo rà soát lại và tổng hợp phương án bổ sung vốn TPCP cho 729 dự án.
Với dự án phân bổ trên, các Bộ và các địa phương thực hiện nghiêm việc phân bổ vốn TPCP theo quy định. Dự kiến sẽ hoàn thành hoặc hoàn thành theo tiến độ đối với các dự án quan trọng được 920 dự án.
Tờ trình của Chính phủ cũng nêu rõ, do khả năng bổ sung vốn TPCP chỉ đạt 43,6% so với nhu cầu, các Bộ và địa phương đã tập trung bố trí hoàn thành cho các dự án dưới 100 tỷ đồng, các dự án hoàn thành trước 31/1/2013, các dự án quan trọng có tính chất liên vùng nên một số địa phương chưa cân đổi đủ nguồn vốn để hoàn thành các dự án dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2014 - 2015. Còn lại 91 dự án chỉ bố trí đủ vốn để hoàn thành trong năm 2014 - 2015. Ngoài ra còn 26 dự án phải tạm giãn, hoãn tiến độ thực hiện do không có vốn...
Thảo luận về vấn đề này, đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với các nguyên tắc và phương án phân bổ do Chính phủ trình và đề nghị bổ sung thêm nguyên tắc “không bổ sung vốn TPCP cho các dự án có nhu cầu vốn TPCP còn lại dưới 1 tỷ đồng; các dự án hoàn thành đã bàn giao đưa vào sử dụng trước ngàu 31/12/2012 có nhu cầu vốn TPCP còn lại dưới 2% và đề nghị sau khi quyết toán, nếu thiếu sẽ sử dụng nguồn ngân sách địa phương hoặc ngân sách Trung ương để xử lý. Vì số vốn còn thiếu, cần bố trí là không đáng kể.
Đáng chú ý về Dự án Đường tuần tra biên giới giai đoạn 2, đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ đều nhất trí với đề xuất của Chính phủ, bố trí 1.000 tỷ đồng cho dự án và cho rằng cần thiết phải ưu tiên tập trung vốn cho việc xây dựng Đường tuần tra biên giới. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước nhấn mạnh tầm quan trọng của tuyến đường tuần tra biên giới không chỉ phục vụ mục đích kinh tế - xã hội, dân sinh mà còn bảo vệ biên giới nên phải là công trình đầu tiên trong danh mục được sử dụng vốn TPCP.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đồng tình với việc bổ sung vốn cho các công trình xây dựng bệnh viện, nhưng chỉ ra có sự khập khiễng trong số liệu thống kê về số giường bệnh trên một vạn dân giữa năm 2013 -2014.
Đồng tình cao với việc bổ sung vốn để hoàn thành công trình Luồng Sông Hậu, nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển và một số ý kiến khác đề nghị rà soát lại việc bố trí vốn dự phòng quá lớn cho công trình này; cụ thể là cắt giảm bớt khoản dự phòng và chuyển khoản này để hoàn thiện Đường tuần tra biên giới.
Tuy nhiên, đối với Dự án Luồng cho tàu có trọng tải lớn vào Sông Hậu, một số ý kiến cũng lưu ý với Chính phủ việc tăng tổng mức đầu tư quá lớn do trượt giá và để mức dự phóng chi phí lớn là chưa hợp lý nên cần tiếp tục rà soát, cắt giảm chi phí dự phòng; điều chỉnh giảm tổng mức đầu tư của dự án. Bên cạnh đó, việc triển khai dự án sẽ dẫn đến chia cắt Quốc lộ 53, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, làm phát sinh kinh phí xây dựng cầu trên tuyến quốc lộ 53 bắc qua Luồng Sông Hậu để bảo đảm giao thông. Do đó, tính đồng bộ với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển và dịch vụ vận tải, giao nhận, kho vận còn chưa rõ…
Luật Phá sản quy định đối tượng áp dụng là doanh nghiệp, hợp tác xã
Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) đã được tiếp thu, chỉnh lý nhiều so với bản trình xin ý kiến các vị Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 vừa qua. Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) đã bổ sung thêm 2 Chương, tăng thêm 4 Điều, đồng thời thể hiện rõ hơn tiêu chí xác định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và các thủ tục, lợi ích của việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, trước hết là phục hồi, tái cơ cấu doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích của chủ nợ, khắc phục tâm lý không muốn bị coi là doanh nghiệp phá sản.
Đa số thành viên Ủy ban Thường vụ tán thành quy định đối tượng áp dụng là doanh nghiệp, hợp tác xã như Dự thảo Luật và cho rằng, theo quy định của pháp luật hiện hành thì cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh không phải đăng ký vốn pháp định để hoạt động sản xuất kinh doanh, việc kinh doanh của các đối tượng này còn ở quy mô nhỏ, đa số không thực hiện tốt về chế độ kế toán, tài chính nên khó quản lý, thanh lý tài sản. Khi các đối tượng này mất khả năng thanh toán thì việc xử lý nợ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự. Các cơ sở đào tạo hoạt động hiện nay không thành lập theo Luật Doanh nghiệp nên việc thành lập, hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở này được điều chỉnh theo Luật Giáo dục, khi giải quyết các vấn đề trên còn liên quan đến chính sách đối với học sinh, sinh viên. Do đó, đề nghị quy định như dự thảo.
Liên quan đến chế định quản tài viên - đây là nội dung được nhiều ý kiến quan tâm. Có ý kiến còn băn khoăn về tính khả thi của chế định quản tài viên vì đây là vấn đề hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ, khi Luật Phá sản (sửa đổi) được thông qua thì liệu có đủ lực lượng quản tài viên để thực hiện không. Có ý kiến đề nghị giữ tổ quản lý, thanh lý tài sản như quy định của Luật Phá sản hiện hành.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nhận định: “Luật Phá sản hiện hành đã quy định tổ quản lý, thanh lý tài sản. Tuy nhiên, qua tổng kết thi hành Luật, chế định này còn nhiều bất cập. Do đó, đề nghị quy định thẩm phán chỉ định một quản tài viên thực hiện việc quản lý tài sản. Quản tài viên này có quyền thuê cá nhân, tổ chức khác theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính phủ sẽ rà soát lại đội ngũ luật sư, kiểm toán viên… có kinh nghiệm để đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên ngay sau khi Luật Phá sản được thông qua để đảm bảo khi luật có hiệu lực thi hành thì có đội ngũ quản tài viên”.
Về thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng, một số ý kiến cho rằng cần bổ sung quy định về thủ tục rút gọn trong tuyên bố phá sản, với việc phá sản có giá trị nhỏ theo lựa chọn của chủ doanh nghiệp, sau khi thụ lý vụ án, thẩm phán ra quyết định kê biên tài sản của con nợ và không cần phải qua bước phục hồi lại hoạt động kinh doanh.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị cho giữ quy định như Dự thảo Luật. Theo đó, tòa án chỉ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với các tổ chức tín dụng sau khi có kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời áp dụng thủ tục rút gọn đối với vụ phá sản tổ chức tín dụng.
Ánh Tuyết
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Sau khi hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Kinh tế, Tài chính dự kiến sẽ giảm được 22 đầu mối, không còn tổng cục.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà