Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 01/06/2017 - 13:12
(Thanh tra) - Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 1/6, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, kết luận của KTNN phải có đầy đủ bằng chứng và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Việc phản ứng của Bộ Kế hoạch Đầu tư tôi cho là không đúng.
Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Hồ Đức Phớc
+ Sau khi công bố kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015, Bộ Kế hoạch Đầu tư có phản ứng không đồng tình. Vậy trong quá trình kiểm toán, KTNN và các đơn vị được kiểm toán có trao đổi để đi đến thống nhất trước khi đưa ra kết luận không, thưa ông?
Liên quan đến kết luận kiểm toán bố trí vốn 575 tỷ đồng cho 18 dự án không có cơ sở, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Đào Quang Thu cho hay, đây là các dự án do UBND các tỉnh, TP đề nghị bằng văn bản, không phải do Bộ tự ý đề xuất.
Trong văn bản đề nghị, các địa phương đều khẳng định các dự án này là rất quan trọng, cấp bách, có tác động lớn đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương, các địa phương không có khả năng cân đối được vốn đầu tư nên đề nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư báo cáo Thủ tướng xem xét, hỗ trợ.
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch Đầu tư khẳng định, Bộ đã rà soát, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng. Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng, Bộ Kế hoạch Đầu tư giao chi tiết kế hoạch vốn cho các dự án này. Việc bố trí vốn cho 18 dự án này là có cơ sở và đã giải trình nhiều với kiểm toán về vấn đề này.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTNN luôn thực hiện theo đúng quy định của kiểm toán. Họ nói như thế chứng tỏ họ không trung thực, thiếu trách nhiệm vì KTNN khi làm có sự trao đổi, biên bản kiểm toán phải có sự chứng kiến của đơn vị được kiểm toán.
Chúng tôi cũng có văn bản yêu cầu đơn vị được kiểm toán giải trình các vấn đề mà KTNN yêu cầu.
Sau đó, KTNN mới lên dự thảo để báo cáo. Qua tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán, phải thông qua tổ, thông qua đoàn. Sau đó, hội đồng cấp vụ duyệt, đại diện Tổng KTNN (có thể là Tổng Kiểm toán hoặc Phó Tổng Kiểm toán) mới duyệt lại, đưa ra những vấn đề bằng chứng, xem những kết luận này có bằng chứng không, văn bản biên bản làm việc ra sao, chứng từ thế nào…
+ Có thể hiểu, kết quả kiểm toán thể hiện trong giấy trắng, mực đen là trung thực, chính xác?
Phía KTNN bao giờ cũng đề nghị đơn vị được kiểm toán báo cáo giải trình, và mình đi đến tận cùng gốc rễ của sự việc: Giải trình như thế nào, có đúng luật hay không? Rồi phải đưa ra bằng chứng, có tranh luận với nhau và KTNN chịu trách nhiệm về kết luận của mình.
Luật Kiểm toán quy định, nếu các đơn vị được kiểm toán không đồng tình, có quyền khiếu nại, thậm chí có quyền kiện ra tòa.
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói, trong quá trình kiểm toán, đã trao đổi rất nhiều lần, không đồng tình quan điểm của KTNN, nhưng cuối cùng kết luận vẫn đưa ra?
Việc phản ứng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tôi cho là không đúng. Bởi vì chúng tôi mới chỉ nói đến chuyện thủ tục sai chứ chưa nói đến vấn đề trách nhiệm về thất thoát lãng phí.
Ví dụ họ phản ứng là 18 dự án KTNN kết luận không đúng, bố trí vốn theo chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thì KTNN yêu cầu nếu theo chỉ đạo thì căn cứ vào văn bản nào, công văn nào, thông báo làm việc nào... thì không có.
Hai nữa, họ nói việc phân bổ 11 lần do Luật Đầu tư công. Họ là đơn vị chủ trì soạn thảo luật này, mà theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công thì phải phân bổ trước ngày 31/12, nhưng họ phân bổ đến 11 lần, mà chỉ 1 lần trước ngày 31/12, thì 10 lần sau là sai.
+ Bộ Kế hoạch Đầu tư muốn gửi đơn lên mong được Quốc hội can thiệp. Phía KTNN có nhận được công văn phản ứng của bộ này sau kiểm toán không, thưa ông?
Họ gửi là quyền của họ. Còn KTNN, chúng tôi chưa nhận được công văn nào từ các đơn vị được kiểm toán, kể cả Bộ Kế hoạch Đầu tư.
Điều quan trọng là kết luận của KTNN phải có đầy đủ bằng chứng và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu sai thì phải sửa, mới trung thực, còn nếu cần kiểm toán có thể tổ chức họp báo đưa ra những bằng chứng. Chúng tôi kiên định với kết luận của mình và có đầy đủ bằng chứng và chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Bộ Kế hoạch Đầu tư còn tham mưu cho Chính phủ phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) chưa kịp thời, không phân bổ hết vốn đã huy động trong năm (dư 4.830 tỷ đồng); chưa bố trí kịp thời 5.583 tỷ đồng vốn TPCP dự phòng giai đoạn 2012-2015 cho các dự án theo đúng danh mục tại các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đến hết năm 2016 còn 792,147 tỷ đồng của Chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên chưa được giao kế hoạch; chưa ưu tiên thu hồi vốn ứng trước 1.802 tỷ đồng.
Qua kiểm toán, KTNNkiến nghị xử lý tài chính 242,1 tỷ đồng (trong đó, thu hồi nộp NSNN 9,6 tỷ đồng; giảm thanh toán 34,1 tỷ đồng; giảm giá gói thầu, giá hợp đồng 14 tỷ đồng; bố trí nguồn hoàn trả vốn TPCP 58,6 tỷ đồng; hủy kế hoạch vốn 125,8 tỷ đồng).
Đồng thời kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch Đầu tư kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan trong việc tự ý bố trí kế hoạch vốn cho 18 dự án không có cơ sở và trình phương án điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư nước ngoài chậm; khắc phục việc giao kế hoạch vốn cho nhiều dự án khởi công mới không đảm bảo các điều kiện; phê duyệt cơ cấu nguồn vốn ngân sách Trung ương trong tổng mức đầu tư vượt tỉ lệ hỗ trợ quy định…
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Khẳng định phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là đòi hỏi tất yếu, là đột phá chiến lược, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ quyết tâm phát triển bằng được ngành này.
Hương Giang
16:17 14/12/2024(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý