Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 19/05/2022 - 16:53
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái lưu ý, dù có nhiều cố gắng nhưng 8 bộ, ngành, cơ quan Trung ương giải ngân vốn đầu tư công trong quý I và đầu quý II/2022 vẫn thấp hơn so với mức bình quân chung cả nước.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. Ảnh: Q.Thương
Ngày 19/5, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Tổ trưởng Tổ Công tác số 2 của Thủ tướng Chính phủ họp với 8 bộ, ngành, cơ quan Trung ương kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.
8 bộ, ngành, cơ quan Trung ương này gồm: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Viện KSND Tối cao, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam.
Phải có kế hoạch giải ngân thật cụ thể với từng dự án
Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành, cơ quan Trung ương làm rõ các nguyên nhân, khó khăn vướng mắc mang tính đặc thù, qua đó đưa ra các giải pháp, cũng như cam kết sẽ đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công thời gian tới, nếu không sẽ chủ động đề xuất với cơ quan có thẩm quyền để điều chuyển vốn.
Đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và cố gắng của các cơ quan, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái lưu ý, qua báo cáo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến thời điểm 30/4, còn 3 cơ quan chưa phân bổ hết vốn đầu tư công.
Trong khi về giải ngân vốn đầu tư công, cơ quan có kết quả cao nhất là Viện KSND Tối cao và Bộ Tài chính cũng mới trên 10% số vốn được giao.
Theo Phó Thủ tướng, tổng số vốn đầu tư công của 8 bộ, ngành, cơ quan Trung ương không nhiều, chỉ hơn 3.400 tỷ đồng. Do đó, từng bộ, ngành, cơ quan Trung ương phải có kế hoạch giải ngân thật cụ thể với từng dự án.
Đồng thời, phải kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, thường xuyên nắm bắt tình hình, chủ động tháo gỡ khó khăn với từng dự án. Nếu sau một thời gian không có chuyển biến, phải có giải pháp giải quyết dứt điểm, tránh để bị động, sau này khó xử lý.
Lãnh đạo Chính phủ đặc biệt lưu ý, qua rà soát, nếu cam kết giải ngân được 100% vốn giao thì tiếp tục nỗ lực để thực hiện đúng mục tiêu. Còn nếu không thể thực hiện được thì phải đề xuất điều chuyển vốn phù hợp.
8 bộ, ngành, cơ quan Trung ương cũng được yêu cầu phải quan tâm đến thủ tục thanh toán với những hạng mục đã làm xong, có khối lượng để bảo đảm tiến độ giải ngân.
Giải ngân vốn thấp hơn nhiều bình quân chung của cả nước
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2022 Thủ tướng giao cho 8 bộ, ngành, cơ quan Trung ương là 3.477 tỷ đồng.
Đến nay, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã phân bổ, giao chi tiết cho từng nhiệm vụ, dự án gần 3.218 tỷ đồng (đạt 92,54%), còn lại chưa phân bổ chi tiết là hơn 259 tỷ đồng (bằng 7,46%).
Nguyên nhân là số vốn này dự kiến cho các nhiệm vụ, dự án khởi công mới nhưng do chưa có quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch nên chưa đủ điều kiện giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2022 theo quy định của Luật Đầu tư công.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, tổng số vốn ngân sách Nhà nước của 8 bộ, ngành, cơ quan Trung ương thuộc Tổ Công tác số 2 đã giải ngân tính đến 30/4 là hơn 119,5 tỷ đồng, đạt 3,44% kế hoạch năm 2022, thấp hơn mức bình quân chung cả nước (16,35%).
Ước giải ngân đến hết tháng 5/2022 khoảng hơn 337,3 tỷ đồng, đạt 9,70% kế hoạch, vẫn thấp hơn nhiều mức bình quân chung cả nước (20,27%).
Những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chủ yếu do giá nguyên vật liệu tăng cao đột biến, vướng trong bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Các dự án khởi công mới, đa số các công trình đang trong giai đoạn đấu thầu và thương thảo hợp đồng…
Báo cáo cũng chỉ ra, bên cạnh nguyên nhân khách quan do tính đặc thù của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương thì cũng có nguyên nhân chủ quan là do công tác tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế; công tác chuẩn bị dự án chất lượng thấp; công tác thẩm định, tư vấn còn chậm…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Sau khi hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Kinh tế, Tài chính dự kiến sẽ giảm được 22 đầu mối, không còn tổng cục.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình