Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 22/12/2016 - 09:56
(Thanh tra) - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt nhấn mạnh như vậy tại phiên họp thứ 5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 21/12, khi cho ý kiến về 2 đề án của Kiểm toán Nhà nước (KTNN), gồm: Tổ chức, biên chế của KTNN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; vị trí việc làm của KTNN.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt
Biên chế của ngành Kiểm toán đến năm 2020 là 2.629 người
Báo cáo quy mô về biên chế giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn 2030, Tổng KTNN Hồ Đức Phớc cho biết, KTNN đề xuất biên chế của KTNN giãn lộ trình triển khai, dàn đều trong 10 năm, từ năm 2016 đến năm 2025.
Giai đoạn 2016 - 2020, nguồn nhân lực là 2.629 người, trong đó gồm 2.374 công chức và 255 viên chức. Giai đoạn đến năm 2025, nguồn nhân lực của KTNN tăng thêm là 425 công chức.
Như vậy, tổng cộng hai giai đoạn 10 năm (từ 2016 - 2020) tổng số đội ngũ công chức, viên chức KTNN đến năm 2025 là 3.054 người (giảm so với Chiến lược là 446 người).
Đồng tình với tờ trình, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, KTNN đã có bước tiết kiệm biên chế. Đề án giảm so với chiến lược đã được phê duyệt 446 người là sự cố gắng lớn của toàn ngành trong khi nhiệm vụ của kiểm toán ngày càng tăng lên.
Còn theo Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, lộ trình đến năm 2020 là 2.629 người là hợp lý. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch lưu ý, phải làm sao để thời gian tới bộ máy có chuyên môn cao, bản lĩnh, tiền ở đâu sai phải thu hồi về cho Nhà nước, cán bộ phải có phẩm chất trong sáng, tăng cường kiểm tra đôn đốc.
Hiện nay đã có Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cho rằng, đây là cơ sở nâng cao chất lượng kiểm toán, chấm dứt tình trạng như thời gian qua là tại sao kiểm toán không phát hiện ra sai phạm.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt cũng đề nghị, khi sắp xếp đề án vị trí việc làm, phải làm sao để kiểm toán tránh được 3 yếu tố là: Không bất lực, bất cập, bất thành. Bởi theo ông Việt, vừa qua cơ chế có nhiều sơ hở, phối hợp có nhiều bất cập nên không tạo nên sức mạnh.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chốt lại, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với đề án của KTNN. Tuy nhiên phải xây dựng đội ngũ kiểm toán có trình độ, bản lĩnh, dần dần theo chuẩn mực quốc tế.
Cải cách thủ tục hành chính để thúc đẩy quá trình hội nhập
Cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết 1052/NQ-UBTVQH13 ngày 24/10/2015 về một số định hướng, nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, để thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ đang thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính.
Trình bày báo cáo về tình hình thực hiện, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, ý kiến chung trong thường trực Ủy ban Kinh tế là nội dung báo cáo của Chính phủ đã cơ bản bám sát 8 nhóm nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết 1052.
Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cho rằng, báo cáo của Chính phủ cần nêu ra những giải pháp đã thực hiện từ khi có Nghị quyết 1052 nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cần có lộ trình thực hiện mục tiêu như Nghị quyết yêu cầu, không chỉ nêu một số chỉ tiêu về lao động.
“Việc bổ sung các giải pháp là cần thiết, góp phần thực hiện chỉ tiêu về tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hằng năm trên 5,5% theo Nghị quyết số 05-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII và Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020”, ông Thanh nêu rõ.
Để tiếp tục thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục triển khai, quan tâm theo dõi, đánh giá sát, toàn diện việc thực hiện Nghị quyết 1052, thống nhất cơ quan đầu mối chủ trì triển khai thực hiện và báo cáo kết quả.
Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề vướng mắc phát sinh, cần báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để có những giải pháp tháo gỡ kịp thời, nhất là các vấn đề liên quan đến pháp luật, thể chế.
Cùng với đó, tiếp tục theo dõi sát, kiến nghị kịp thời các giải pháp không chỉ những tác động về lĩnh vực hội nhập kinh tế, mà cần lưu ý các thách thức về chính trị, xã hội…
Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng lưu ý, Chính phủ cần bám sát Nghị quyết số 06-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII để xây dựng chương trình hành động.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, thời gian qua chúng ta đã có nhiều đổi mới và hội nhập sâu, rộng, có nhiều đối tác chiến lược trên tất cả các lĩnh vực nhưng vẫn giữ được độc lập, tự chủ, vẫn giữ được bản sắc, hào khí Việt Nam.
Ghi nhận những ý kiến đóng góp tại phiên họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, để thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Chính phủ có cả Ban Chỉ đạo về cải cách thủ tục hành chính về tạo thuận lợi thương mại và cơ chế một cửa.
Hiện nay mới đưa được 36 thủ tục hành chính/280 thủ tục vào cơ chế một cửa quốc gia. Mục tiêu đến năm 2018 là đạt 80% và 2020 là 100%.
Theo Phó Thủ tướng, 73 nhóm thủ tục kiểm tra chuyên ngành của hải quan đang giao cho các bộ, ngành rà soát theo hướng tối thiểu nhất, để đảm bảo yêu cầu quản lý nhưng tạo thuận lợi cho thương mại nhất, rút ngắn thực thi giữa văn bản pháp luật với thực tế.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền