Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 17/05/2016 - 06:20
(Thanh tra)- LTS: Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN) được Đảng và Nhà nước quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhưng thực trạng tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, đang là bức xúc của nhân dân. Trước thềm bầu cử, Báo Thanh tra trân trọng giới thiệu bài viết của bà Lê Thị Thuỷ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ - ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khoá XIV.
Phó Tổng Thanh tra Lê Thị Thủy phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri. Ảnh: PH
Ngăn chăn, đẩy lùi tham nhũng là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ đe dọa sự sống còn của chế độ ta.
Tình trạng tham nhũng đang diễn ra với tính chất ngày càng phức tạp, thủ đoạn tinh vi; một số vụ án tham nhũng gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát tài sản lớn của Nhà nước, làm vẩn đục môi trường kinh doanh, hạn chế thu hút đầu tư, suy giảm lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân, làm tha hóa một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá nước ta. Tham nhũng xuất phát từ các nguyên nhân như:
Việc chuyển đổi cơ chế, giữa cái cũ và cái mới vẫn còn những sơ hở để kẻ xấu lợi dụng và những tác động mặt trái của cơ chế thị trường.
Những yếu kém trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị; chính sách pháp luật thiếu đồng bộ và thực hiện chưa nghiêm; cải cách hành chính còn chậm, vẫn còn cơ chế “xin - cho” tạo kẽ hở cho sách nhiễu, vòi vĩnh khi thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức; công tác quản lý đảng viên, cán bộ còn bất cập.
Các giải pháp phòng ngừa được thực hiện nhưng hiệu quả còn thấp, trong 9 nhóm giải pháp phòng ngừa được triển khai thực hiện thì có 4 giải pháp được đánh giá là tương đối có hiệu quả tích cực (gồm: Cải cách hành chính; công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng, thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn và xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp); có 2 giải pháp được đánh giá có hiệu quả ở mức trung bình (chuyển đổi vị trí công tác, xử lý trách nhiệm người đứng đầu) và có 3 giải pháp còn nhiều ý kiến đánh giá, hiệu quả ở mức thấp (kê khai tài sản, thu nhập, trả lương qua tài khoản và nhận quà, nộp lại quà tặng).
Việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được đánh giá là giải pháp có hiệu quả tích cực nhưng vẫn còn tình trạng không hoặc công khai không chính xác, đầy đủ, kịp thời; việc thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp chưa đầy đủ; việc kê khai tài sản, thu nhập còn nặng về hình thức; cải cách thủ tục hành chính vẫn còn bất cập; việc đổi mới công nghệ quản lý gặp nhiều khó khăn, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa được thực hiện rộng rãi; việc thực hiện quy định về tặng quà, nộp lại quà tặng chấp hành chưa nghiêm; chế độ, định mức, tiêu chuẩn vẫn chưa phù hợp với thực tế.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác đấu tranh PCTN trong từng nhiệm kỳ Đại hội Đảng ta đều xác định quan điểm, chủ trương, giải pháp mang tính chiến lược về PCTN phù hợp với từng giai đoạn cách mạng và hội nghị T.Ư 3 Khóa IX đã có một Nghị quyết chuyên đề về công tác PCTN.
Quan điểm của Đảng ta là: Kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh, công khai mọi hành vi tham nhũng không phân biệt đó là ai, giữ chức vụ gì, làm ở đâu; không bao che, né tránh khuyết điểm, nhưng làm thận trọng, khách quan, đúng pháp luật không để lọt tội phạm nhưng không làm oan sai. PCTN gắn liền với phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội và kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa và đấu tranh, trong đó phòng ngừa là chính.
Phó Tổng Thanh tra Lê Thị Thủy đã có mặt từ rất sớm để gặp gỡ, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cử tri và cũng là ứng cử viên được nhiều cử tri kỳ vọng và gửi gắm niềm tin. Ảnh: Phương Hiếu
Đấu tranh PCTN là nhiệm vụ của hệ thống chính trị; cấp ủy, chính quyền các cấp phải xác định đây là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài, từ đó có quyết tâm chính trị cao và phải kiên quyết, kiên trì, liên tục với các giải pháp đồng bộ… Từ tuyên truyền giáo dục đến thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, đến chính sách đãi ngộ phù hợp… và phải huy động được sức mạnh của toàn thể nhân dân vào cuộc đấu tranh PCTN; trước hết lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu phải gương mẫu.
Là người làm công tác thanh tra và sắp tới được cử tri tín nhiệm bầu Đại biểu Quốc hội Khóa XIV, tôi quan tâm các giải pháp sau:
Trước hết, phải có quyết tâm chính trị cao; có sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò của các tổ chức cá nhân trong xã hội và phải xác định PCTN là một nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, người đứng đầu các cấp, các ngành và cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người đại biểu nhân dân.
Thứ hai, cần phải tập trung xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung và quy định về PCTN nói riêng để tạo hành lang pháp lý đáp ứng yêu cầu công tác PCTN (pháp luật phải đồng bộ, phù hợp, khả thi, chặt chẽ để không bị lợi dụng và là công cụ, là tiêu chí đánh giá, xử lý tham nhũng). Trước mắt, cần tập trung tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN để trên cơ sở đó sửa đổi toàn diện Luật PCTN, chú trọng các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và việc xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng, bảo vệ người tố cáo tham nhũng.
Thứ ba, tăng cường giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước các cấp, qua đó phát hiện, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền chấn chỉnh hoàn thiện chính sách, pháp luật đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước và xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng; tăng cường giám sát hoạt động của các cơ quan có chức năng PCTN, nhất là việc phát hiện, xử lý tham nhũng của các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, toà án, để bảo đảm các hành vi tham nhũng phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, phát huy vai trò các cơ quan truyền thông, báo chí và quần chúng nhân dân trong công tác PCTN; các thông tin báo chí, kiến nghị của cử tri, phản ánh của tổ chức, cá nhân là một kênh quan trọng trong phát hiện tham nhũng, là cơ sở để các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xác minh cụ thể, nếu có hành vi tham nhũng thì phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Và đây cũng là kênh thông tin quan trọng giúp người đại biểu nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong công tác PCTN.
Là người đại biểu nhân dân được nhân dân tin tưởng, tín nhiệm, bản thân tôi cần phải nỗ lực hơn nữa để góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCTN, để thực hiện mục tiêu Đảng và Nhà nước đặt ra, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.
ThS Lê Thị Thuỷ,
Uỷ viên Trung ương Đảng,
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Sau khi hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Kinh tế, Tài chính dự kiến sẽ giảm được 22 đầu mối, không còn tổng cục.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà