Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 13/06/2017 - 11:09
(Thanh tra) -Sáng ngày 13/6, đăng đàn trả lời một loạt chất vấn đề khủng hoảng thừa lợn, Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường nói, "chúng tôi cũng hiểu đó là trách nhiệm của ngành Nông nghiệp, chứ không phải ai khác, nhưng là một đoàn tàu phát triển mới làm được một khoang nên mọi việc phải từng bước".
Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường
Thấp hơn nhiều quy hoạch, lợn đã dư thừa, giá sụt thảm hại
Đại biểu (ĐB) Nguyễn Sơn (Phó trưởng Đoàn ĐB Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh) chất vấn: Căn cứ vào đâu để Bộ quy hoạch dự báo phát triển sản phẩm ngành Chăn nuôi? Theo Quyết định 124 của Thủ tướng phê duyệt tổng đàn lợn đến 2015 là trên 32,2 triệu con, 2020 là 34,4 triệu con.
“Theo số liệu thống kê, tháng 10/2015 mới đạt hơn 27,7 triệu con, tháng 10/2016 mới đạt 29 triệu con, thấp hơn nhiều so với quy hoạch nhưng thị trường đã dư thừa đến hàng chục triệu con, giá cả giảm sút thảm hại, người chăn nuôi thua lỗ nặng, lúng túng trong giải pháp giải cứu”, ông Sơn hỏi: Bộ trưởng cho biết nguyên nhân, giải pháp và trách nhiệm của bộ trong vấn đề này?
ĐB Nguyễn Thị Ngọc Lan (Bắc Ninh) đặt vấn đề: Đến thời điểm này, ngành Chăn nuôi đã lỗ đến 50% giá thành, gây thiệt hại quá lớn về kinh tế và ảnh hưởng đến an sinh xã hội. “Xin Bộ trưởng cho biết những giải pháp căn cơ, lâu dài giải quyết vấn đề này như thế nào”, bà Lan chất vấn.
Khủng hoảng thừa do tăng trưởng quá nhanh
“Trước hết là tôi chia sẻ với bà con nông dân chăn nuôi lợn của chúng ta. Cơ sở nào để ngành Nông nghiệp đưa ra chỉ tiêu về đàn lợn, để đến nay có câu chuyện thừa thit lợn?”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường mở đầu.
Theo Bộ trưởng, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến “khủng hoảng thừa”.
Đầu tiên là do tăng trưởng quá nhanh. Riêng con lợn, thịt lợn tăng trên 3,6 lần, từ 3,4 triệu tấn lên 5,6 triệu tấn.
“Cách đây 10 năm, Việt Nam thấp nhất trong ASEAN, thì 10 năm, mặt hàng cám đã lên 23 triệu tấn đã tăng trưởng, lợn nái từ 2 triệu con lên 4,2 triệu con. Cải tiến về quy mô nông hộ, trước đây 7 triệu hộ nay đã co lại vẫn còn 3 triệu hộ”, người đứng đầu ngành Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn dẫn chứng.
Bên cạnh đó, có sự thay đổi trong cơ cấu của rổ thực phẩm thời gian gần đây. Trước đây trong bữa cỗ, 70% là thịt lợn thì nay đã có nhiều loại thực phẩm phong phú như sữa, thịt gà, thịt bò làm cho rổ thực phẩm xuống mất cân đối, sức cung lớn hơn cầu rất nhiều.
Người đứng đầu ngành Nông nghiệp cũng cho biết, công tác tổ chức chưa tốt, khâu tổ chức thị trường cũng là khâu yếu nhất hiện nay.
“Chế biến không gắn với sản xuất, liên kết trong sản xuất thịt lợn chỉ được 20% ở khâu nuôi còn khâu chế biến kém nhất trong các ngành hàng. Doanh nghiệp có chế biến nhưng chế biến sâu thì đếm trên đầu ngón tay làm cho khâu tiêu thụ trên 90% kiểu truyền thống, thịt lợn tươi bán ở phản thịt. Do đó, phải chuyển đổi cơ cấu nhu cầu, cơ cấu tiêu dùng của xã hội”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
“Vắng bóng” vai trò của Nhà nước?
Sau phần trả lời, ĐB Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) giơ biển tranh luận lại: "Xuyên suốt các câu trả lời về quy hoạch, giải cứu lợn, tôi thấy vắng bóng vai trò quản lý Nhà nước. Nếu quy hoạch thời điểm đó có căn cứ, có tiêu chí phù hợp với giai đoạn đấy, nhưng trong cơ chế thị trường có thay đổi thì vai trò của Nhà nước dự báo, định hướng, điều chỉnh quy hoạch đó như thế nào? Việc cảnh báo cho nhà sản xuất, có chính sách phù hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm này thấy vắng bóng".
“Cử tri nói chúng ta có khẩu hiệu “người tiêu dùng thông minh”, Bộ trưởng nói nhà sản xuất phải thông minh, để không tự phát thì cử tri nói “nhà quản lý thông minh”. Trả lời như thế này thì cử tri thấy không hài lòng với cách xử lý như thế này”, ông Hồng nhấn mạnh.
ĐB Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh)
ĐB Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) cũng tranh luận lại: Ở đây không chỉ nông nghiệp mà còn là thị trường, giá cả thịt lợn hơi bán 50, thị trường bán 80, lúc thịt lợn bán 20 thị trường vẫn bán 80. Vai trò của Bộ Công thương thế nào? vai trò của Bộ Nông nghiệp phối hợp với Bộ Công thương thế nào?
“Trong lĩnh vực đồng chí làm tư lệnh có thể còn xảy ra trường hợp nào phải kêu gọi cơ quan, tổ chức, người dân phải tham gia giải cứu các sản phẩm nông nghiệp như đã từng làm với dưa hấu, thịt lợn như vừa rồi. Nếu có thì mặt hàng nông sản đó là gì để người dân còn biết, chuẩn bị”, ĐB Trần Dương Tuấn (Bến Tre) chất vấn.
Phát triển thị trường cho xuất khẩu lợn
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, câu chuyện khủng hoảng thừa trong ngành chăn nuôi không phải do người nông dân mà vì ngành Nông nghiệp làm chưa tốt. Cho nên, Bộ đã báo cáo Thủ tướng tổng đàn lợn hiện nay quá thừa, cần cơ cấu lại, giảm số lượng nhưng quản trị được và tăng chất lượng.
Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển thị trường.
Bộ trưởng cho biết, chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao và bộ, ngành Việt Nam vừa qua đến Trung Quốc có nhiều buổi đàm phán để phát triển thị trường cho xuất khẩu lợn và hiện nay đã có những kết quả nhất định để xuất khẩu lợn chính ngạch qua Trung Quốc trong thời gian tới.
"Chúng tôi cũng hiểu đó là trách nhiệm của ngành Nông nghiệp, chứ không phải ai khác, nhưng là một đoàn tàu phát triển mới làm được một khoang nên mọi việc phải từng bước", ông Cường nói.
“Chia lửa” cùng Bộ trưởng Cường, theo Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Tuấn Anh, kim ngạch xuất nhập khẩu thịt lợn và nội tạng chưa tới 1% kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng này, do đó không ảnh hưởng đến kim ngạch tiêu thụ xuất khẩu sang Trung Quốc.
“Chúng ta chưa hoàn tất thủ tục mở xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc nên hơn 300 nghìn tấn lợn hơi xuất khẩu năm 2016 là tiểu ngạch, nên không bền vững. Vì thế, phải tiếp tục hoàn tất mở cửa thị trường tổ chức tái cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi lợn thì mới phát triển bền vững được”, Bộ trưởng Công thương cho biết.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền