Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Không để “lổ hỗng” điều kiện đầu tư kinh doanh

Thứ năm, 23/06/2016 - 08:14

(Thanh tra) - Hôm nay (23/6), Chính phủ họp phiên chuyên đề để nghe, cho ý kiến thông qua các dự thảo nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh nhằm tránh các “lổ hỗng” pháp lý từ ngày 1/7 tới đây.

Theo các chuyên gia, Các điều kiện đầu tư kinh doanh mang tính can thiệp hành chính, không phù hợp với việc bảo đảm cạnh tranh, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp cần được loại bỏ. Ảnh minh họa: Nguồn Intetnet

Trên cơ sở chuẩn bị của các bộ, hiện nay đã có 51 nghị định hướng dẫn thi hành chi tiết 2 Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Trong đó, Bộ Tư pháp đã thẩm định 49 Nghị định.

Tại cuộc họp về xây dựng các Nghị định thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư hôm qua (22/6), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, nghị định ban hành ra phải đi vào thực tiễn cuộc sống với tinh thần là cởi trói, tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp để đầu tư phát triển, bỏ giấy phép con.

Những quy định nếu thấy không phải là những điều kiện kinh doanh thì đều phải gạt bỏ trước khi trình Thủ tướng ký ban hành.

“Chúng ta bảo đảm về tiến độ nhưng cũng bảo đảm về chất lượng. Ranh giới giữa điều kiện kinh doanh với quy chuẩn kỹ thuật thì quan điểm là thà bỏ sót còn hơn đưa vào nghị định để trói buộc”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu quan điểm.

Bộ Tư pháp cho biết, trong quá trình thẩm định từng dự thảo nghị định, Bộ luôn đặt vấn đề về sự cần thiết của các quy định của điều kiện đầu tư kinh doanh theo đúng quy định của Điều 7 Luật Đầu tư năm 2014.

Đó là, không chỉ  vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, mà còn phải  bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.

“Quan điểm của Bộ Tư pháp là “cắt gọt” các yêu cầu về điều kiện đầu tư kinh doanh, làm rõ ràng, cụ thể, minh bạch các yêu cầu sau “cắt gọt”…”, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho biết.

Riêng Thông tư 20/2011/TT-BTP của Bộ Công thương về quy định buộc một doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá phải có giấy ủy quyền của chính hãng được “nâng cấp” vào trong dự thảo Nghị định khiến doanh nghiệp “kêu trời” đã bị Bộ Tư pháp chỉ ra và phản đối trong cuộc họp Hội đồng tư vấn thẩm định do vi phạm Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng cho rằng, những điều gì còn băn khoăn giữa tiền kiểm và hậu kiểm thì chuyển hết sang hậu kiểm. Nếu còn băn khoăn giữa điều kiện kinh doanh và tiêu chuẩn kỹ thuật thì chuyển sang tiêu chuẩn kỹ thuật tránh cản trở hoạt động của doanh nghiệp.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Không nên có tâm lý buông xuôi, ỷ lại các cơ quan mới sau sắp xếp bộ máy

Không nên có tâm lý buông xuôi, ỷ lại các cơ quan mới sau sắp xếp bộ máy

(Thanh tra) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan đang được giao chủ trì soạn thảo, thẩm tra dự án luật, dự thảo nghị quyết mà trong diện dự kiến sắp xếp bộ máy cần phát huy trách nhiệm, thực hiện các nhiệm vụ được giao đến ngày cuối cùng hoạt động.

Hương Giang

18:54 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm