Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 07/01/2011 - 08:08
(Thanh tra) - Sáng 6/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về Dự án Luật Thủ đô. Dự án Luật Thủ đô đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ VIII. Đa số các đại biểu tán thành với sự cần thiết phải ban hành Luật để tạo cơ sở pháp lý xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước.
Tuy nhiên, về những cơ chế, chính sách đặc thù cụ thể trong dự án Luật thì ý kiến của các vị Đại biểu Quốc hội còn khác nhau. Không ít ý kiến còn chưa tán thành và cho rằng cơ chế chính sách như trong dự thảo Luật chưa thể hiện tính đặc thù của Thủ đô hoặc chưa rõ ràng, cụ thể, mới chỉ nêu mục tiêu hướng tới của cơ chế, chính sách và giao cho các cơ quan khác nhau qui định cụ thể. Hơn nữa, đây chưa phải là những cơ chế chính sách cần được áp dụng thường xuyên, thậm chí có nội dung cụ thể của dự thảo luật chưa hoàn toàn phù hợp với qui định của Hiến pháp…
Tại Phiên họp lần này, UBTVQH tập trung xin ý kiến cụ thể về 5 điểm: Các cơ chế chính sách về qui hoạch, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị của Thủ đô; qui định về cơ chế chính sách khai thác phát huy sử dụng có hiệu quả nguồn lực về tài chính; cơ chế, chính sách để bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô; quản lý dân cư và về tiến độ nghiên cứu, hoàn thiện dự án Luật.
Thường trực Ủy ban pháp luật cho rằng cần qui định việc xác định phân khu trung tâm chính trị - hành chính quốc gia trong qui hoạch Thủ đô do chính quyền Trung ương quyết định, có thể là Quốc hội hoặc Chính phủ; bắt buộc thực hiện qui hoạch tổng thể đối với các đường phố, tuyến phố quan trọng; qui định trách nhiệm của trung ương trong việc quyết định qui hoạch của Thủ đô. Dự thảo luật qui định, đối với ngân sách Nhà nước, dự toán chi cho ngân sách Thủ đô được xác định trên cơ sở định mức phân bổ chi ngân sách cao hơn các địa phương khác làm cơ sở xác định tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương theo qui định của Luật Ngân sách Nhà nước. Thủ đô được sử dụng toàn bộ khoản thu ngân sách Trung ương vượt dự toán, trừ các khoản thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước và các khoản thu không giao thủ đô quản lý thu hoặc các khoản thu không phát sinh trên địa bàn Thủ đô nhưng hạch toán thu, nộp ở Thủ đô, để đầu tư, xây dựng phát triển Thủ đô. Dự thảo luật cho phép Hà Nội áp dụng mức xử phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong khu vực nội thành cao hơn mức áp dụng chung với cả nước trong 6 lĩnh vực: Văn hóa, đất đai, môi trường, xây dựng, giao thông vận tải và cư trú. Theo Chương trình xây dựng luật, Luật Thủ đô cần được hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua vào Kỳ họp thứ 9, tháng 3/2011.
Tại buổi làm việc, phần lớn các đại biểu bày tỏ nhiều băn khoăn xung quanh các qui định của Luật Thủ đô đang vướng với các qui định pháp luật khác về cư trú, nhà ở, ngân sách. Đại biểu Phùng Quốc Hiển đề nghị “ban soạn thảo rà soát lại xem những chính sách cơ chế hiện hành hiện nay có vấn đề gì “bó” Thủ đô không phát triển được không?”
Ông Hà Văn Hiền cũng nhất trí khi phân tích liên quan đến vấn đề qui hoạch, Luật Qui hoạch đô thị vừa được thông qua đã xác định riêng cho Hà Nội về giải phóng mặt bằng có cơ chế riêng, về thẩm quyền phê duyệt qui hoạch các cơ quan hành chính thì thẩm quyền quyết định thuộc về Chính phủ hay khâu quản lý trật tự đô thị cũng có yêu cầu riêng. Vì vậy, không cần đặt ra ở Luật Thủ đô. Đại biểu Phùng Quốc Hiển cũng đồng tình: Nếu tính về định mức phân bổ chỉ tiêu ngân sách mà Hà Nội được duyệt thì dự toán tổng chi của Hà Nội là 29 ngàn tỷ, bằng 14 tỉnh, thành phố phía Bắc cộng lại. Còn nếu qui định Thủ đô được sử dụng toàn bộ thu ngân sách Trung ương vượt dự toán cũng bất cập. Bởi lẽ, dự toán này đang được Quốc hội phê là chưa sát. Nếu dự toán sát thì tăng thu không đáng bao nhiêu. Và, trên thực tế, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vẫn đang được để lại 50% số thu vượt dự toán. Nếu 50% không đủ, cần 100% thì cần đưa vào Luật Ngân sách. Còn xây dựng các điều khoản này để tạo 1 khoảng riêng cho Hà Nội chi tiêu là không nên.
Đại biểu Trần Thế Vượng cũng băn khoăn, nếu xây dựng không khéo qui định về cư trú sẽ mâu thuẫn với Luật Nhà ở và quay lại giai đoạn mâu thuẫn mua nhà mới được cấp hộ khẩu, có hộ khẩu mới được mua nhà. Đại biểu cũng nhấn mạnh, cần phải trở lại cái gốc của tăng mức xử phạt hành chính là cùng hành vi vi phạm lại có các khung xử phạt khác nhau ở các địa phương. Ví dụ, hành vi vi phạm ở Đền Hùng, ở Nghĩa Trang Trường Sơn, ở Vịnh Hạ Long, ở Hoa Lư Ninh Bình … lại thấp hơn ở Chùa Một cột. Còn về xử phạt hành chính, trên thực tế, TP Hồ Chí Minh cũng đang muốn tăng mức xử phạt. Như vậy, cần phải tính toán rất kỹ để bảo đảm thực hiện cho bằng được.
Nếu ban hành xong rồi, các địa phương khác lại đặt ra thì chúng ta hết sức lúng túng không biết xử lý thế nào. Đại biểu Lê Quang Bình cũng nhấn mạnh cần phải xác định các đặc thù của Thủ đô theo nguyên tắc cao nhất là không trái với pháp luật. Các ý kiến còn trái chiều và không nhất quán, đại biểu Bình cũng đề nghị dự án Luật Thủ đô chưa nên đưa ra thông qua vào Kỳ họp thứ 9 mà nên thông qua vào Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 13.
Đan Quế
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Chiều 11/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Bộ Tài chính.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank