Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 21/11/2016 - 09:51
Từ chức là chuyện hết sức bình thường, thể hiện trách nhiệm, lòng tự trọng của mỗi người, đó là những phẩm chất rất cần.
Đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn về văn hoá từ chức trên diễn đàn Quốc hội sáng 17/11/2016, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIV
Là người liên tiếp đặt vấn đề “văn hoá từ chức” chất vấn Thủ tướng Chính phủ qua hai nhiệm kỳ trên nghị trường, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) nhấn mạnh, chúng ta phải chuẩn bị thay đổi dần tâm thế, nhận thức về vấn đề này, để người không đáp ứng công việc vì nhiều lý do rời nhiệm vụ trong danh dự.
Từ chức là bình thường!
Nhấn mạnh từ chức là chuyện không có gì lạ lẫm, ông Dương Trung Quốc cho biết trước đây từng có vị lãnh đạo cấp cao từ chức nhưng sau đó chính ông lại phấn đấu để tiếp tục trở thành một nhà lãnh đạo giữ vai trò quan trọng của công cuộc đổi mới.
“Nói như vậy để thấy rằng việc từ chức là bình thường, thể hiện trách nhiệm, lòng tự trọng của mỗi người, đó là những phẩm chất rất cần” – đại biểu Dương Trung Quốc nói.
Theo ông, sở dĩ lâu nay ít có người từ chức, ngoài hành lang pháp lý chưa cụ thể thì còn có những nguyên nhân khác, trong đó có việc chức tước gắn liền với quyền lợi.
“Cái làm chúng ta băn khoăn lớn nhất chính là chức vụ ở ta luôn gắn liền với lợi ích. Nhưng nếu theo đúng chuẩn mực, quy định Nhà nước thì lợi ích này không hề lớn, chỉ có những người lợi dụng khai thác lợi ích đó mới tha thiết với chức vụ thôi. Và tôi tin không phải tất cả mọi người đều như thế!” – ông Dương Trung Quốc chia sẻ.
Ông Quốc cũng nêu quan điểm, việc từ chức lâu nay “khó” thực hiện do nặng về hai nguyên nhân: Do có lợi ích cụ thể và tâm lý từ chức giống như một sự kỷ luật. Do đó, chúng ta phải chuẩn bị thay đổi dần tâm thế, nhận thức về vấn đề này.
Giờ đây, Đảng đã có Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII đề cao vai trò của các lãnh đạo, Thủ tướng nêu cao thông điệp hướng tới xây dựng Chính phủ liêm chính, đó là điều kiện rất thích hợp để một lần nữa đề cập đến vấn đề văn hoá từ chức. Bởi bên cạnh việc nghiêm khắc đấu tranh loại trừ những cán bộ sai phạm, thì cũng cần tạo điều kiện cho những người cảm nhận được sự cần thiết phải rút lui trong danh dự.
Hàng lanh pháp lý sẽ nhắc nhở ứng xử
Có ý kiến cho rằng không nên có những quy chế về từ chức vì từ chức là văn hóa, là sự thôi thúc của đạo đức trước tiên. Tuy nhiên, theo đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, dễ dàng hay không là do chính mình, do con người quyết định mà thôi.
“Tôi vẫn cho rằng cần phải có quy chế, quy trình cụ thể để cho xã hội thấy đó là chuyện hết sức bình thường, xã hội chia sẻ. Lâu nay chúng ta có giải pháp là buộc từ chức, trong nhiều trường hợp tôi cho đây cũng là điều cần thiết, song không phải hoàn toàn tối ưu, nhất là trong việc tạo hiệu ứng xã hội – ông Dương Trung Quốc nêu quan điểm.
Do đó, trước hết hãy coi văn hoá từ chức là chuyện hết sức bình thường, thậm chí trong chừng mực nào đó cần khai thác được mặt tích cực của việc này. Những người vì lợi ích chung, khi thấy không thể cống hiến tốt hãy dành cơ hội đó cho người khác làm tốt hơn.
“Tôi đồng tình với ý kiến của đại biểu Dương Trung Quốc. Từ chức là chuyện hết sức bình thường. Thậm chí từ chức rồi sau này anh có thể ứng cử hoặc được bổ nhiệm vào những vị trí khác cũng là bình thường. Từ chức đôi khi chỉ vì một sự việc chứ không hoàn toàn đánh giá bản chất của con người đó” –Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương |
Lâu nay nhiều người nói về việc đưa vào thì có thể dễ dàng nhưng không mấy ai chịu chủ động rút lui. Nói vậy thôi chứ nếu chúng ta tạo ra được một môi trường xã hội lành mạnh theo nghĩa thẳng thắn phê phán những việc làm sai trái, đồng thời ủng hộ những tấm gương, những con người sống liêm chính thì sẽ tạo ra tiền lệ” – ông Dương Trung Quốc nói.
Nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh rằng, hành lang pháp lý về việc từ chức nếu được xây dựng sẽ nhắc nhở, tạo cho mọi người sự chủ động trong ứng xử, nhất là ứng xử với chức vụ của mình. Còn cứ nói chung chung như thời gian qua thì mãi chỉ có thế thôi!
“Tôi tin chắc có những người muốn tự nguyện rút lui trong sự kính trọng của mọi người” – đại biểu Dương Trung Quốc khẳng định và bày tỏ tin tưởng khi Thủ tướng ghi nhận và quan tâm đến văn hoá từ chức./.
Theo Ngọc Thành/VOV.VN
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền