Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 05/06/2017 - 12:32
(Thanh tra) - Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam sẽ được trình Quốc hội (QH) ngay tại kỳ họp này. Trao đổi với báo chí, đại biểu (ĐB) QH, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Đỗ Văn Sinh cho rằng, để triển khai dự án “phải có cơ chế, không có cơ chế và hành lang pháp lý thì rất khó làm, ai làm cũng sợ”.
ĐBQH, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Đỗ Văn Sinh. Ảnh: TN
“Khơi thông nguồn lực xã hội” nhưng…
Trong Nghị quyết của Quốc hội xác định, đây là dự án sẽ phải triển khai nhanh trong kỳ đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Ngân sách cũng dành 70 nghìn tỷ để đầu tư.
“Nếu dự án được triển khai nhanh chắc chắn sẽ là động lực rất quan trọng để góp phần khơi thông các nguồn lực của xã hội”, ông Sinh cho biết.
Nhưng, vẫn còn nổi lên một số vấn đề mà các ĐBQH quan tâm.
Theo ĐB Sinh, Chính phủ trình quy hoạch đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông dự kiến từ 4-6 làn xe. Nhưng cũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tính toán thêm phương án từ 6-10 làn xe để đáp ứng yêu cầu.
“Tôi cho rằng cần cân nhắc hết sức thận trọng, vì nếu dự báo không đúng thì sẽ xảy ra hệ luỵ”, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế tính toán, nếu theo 4-6 làn xe, sau này không đáp ứng được phải mở rộng thì lãng phí. Còn làm rộng quá mà tính đến tầm nhìn 2050 có xa quá không.
Vấn đề phân kỳ đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả trong khai thác, đền bù, giải phóng mặt bằng cũng là vấn đề ĐB quan tâm, đánh giá rất quan trọng.
“Dự án cao tốc Bắc - Nam đi qua 16 tỉnh sẽ là một bài toán khó trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng vì mỗi tỉnh cần một cơ chế khác nhau”, ông Sinh bày tỏ.
Hiện, có hai quan điểm khác nhau về vấn đề giải phóng mặt bằng. Chính phủ đề nghị, trong nguồn lực hạn hẹp thì phân kỳ đến đâu giải phóng mặt bằng đến đó. Quan điểm khác cho rằng nên giải phóng toàn tuyến.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế đồng ý với quan điểm thứ hai.
“Giải phóng mặt bằng chậm khiến tiến độ chậm, giá vật tư, nhân công tăng theo, lãi suất phải trả khi vay ngân hàng cũng tăng... Và rồi người dân phải gánh chịu, dân phải đóng góp”, ông Sinh phân tích.
Chính phủ đề nghị 4 cơ chế
Để triển khai dự án, ông Sinh cho rằng, nếu chờ ban hành luật đầu tư đối tác công - tư như một số ý kiến thì lâu quá, nên cần có những cơ chế đặc thù để làm ngay.
“Muốn làm được phải có cơ chế, không có cơ chế và hành lang pháp lý thì rất khó làm, ai làm cũng sợ”, ông nhấn mạnh và cho biết, Chính phủ đã đề xuất 4 cơ chế.
Đầu tiên, đây là dự án rất lớn, có thể tách ra thành nhiều dự án thành phần và cho phép áp dụng nhiều hình thức đầu tư, loại hợp đồng.
Tiếp nữa, theo quy định, trước khi quyết định dự án phải đánh giá tác động môi trường.
ĐB Sinh cho biết, để giải quyết nhanh vấn đề đẩy nhanh tiến độ, Chính phủ đề nghị, việc lập, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện trong lúc lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
Thứ ba, Chính phủ đề nghị, cho thực hiện nhà đầu tư cam kết được góp vốn theo tiến độ giải ngân của dự án để tránh lãng phí nguồn vốn bỏ ra mà không được tính lãi, từ đó mới khuyến khích được nhà đầu tư bỏ vốn.
Thứ tư, đấu thầu trong BOT là một câu chuyện không đơn giản.
Theo ĐB Sinh, Chính phủ đề nghị, cho phép Bộ GTVT được quyết định tăng mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ ngay trong báo cáo nghiên cứu khả thi và hợp đồng dự án, mức giá đã được quyết định trong hợp đồng là không được thay đổi.
“Tôi nghĩ, cái này cũng có thể nghiên cứu để áp dụng trong thời gian tới”, ĐB Sinh đánh giá.
Phương án nào huy động 75 nghìn tỷ cho giai đoạn đầu?
Dự án cao tốc Bắc - Nam có nguồn vốn đầu tư 312 nghìn tỷ, dự kiến kéo dài 3 nhiệm kỳ trung hạn: từ nay đến 2020, từ 2020-2025 và sau 2025.
Theo báo cáo của Chính phủ, từ nay đến 2020, tổng chi cho dự án khoảng 130 nghìn tỷ. Hiện nay, ngân sách bố trí được 55 nghìn tỷ, số còn lại 75 nghìn tỷ phải huy động thêm là cả một câu chuyện.
“Nếu vay nước ngoài thì không được, vì trần nợ công gần như chạm ngưỡng rồi. Vay trong nước thì chủ yếu vay của ngân hàng. Trong khi, dân của ta chủ yếu gửi ngắn hạn, mà ngân hàng huy động ngắn hạn cho vay dài hạn thì cũng phải khống chế một tỷ lệ nhất định để đảm bảo an ninh về thanh toán. Bên cạnh đó, cũng phải khống chế trong các lĩnh vực cho vay. Khó là thế, nhưng không phải không có cách để gỡ”, ĐB Sinh nói.
Hiện Thủ tướng đang giao cho Ngân hàng Nhà nước tính toán, báo cáo phương án huy động để xây dựng bằng được phân đoạn 1 từ nay đến 2020.
“Chính phủ quyết tâm, QH sẽ rất ủng hộ, bản thân tôi cũng rất ủng hộ, nhưng phải làm rõ tất cả những điều các ĐBQH còn băn khoăn”, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh, việc trình QH ngay tại kỳ họp này không phải để thông qua ngay, mà đưa vào để mỗi ĐBQH một sáng kiến, đóng góp thì sẽ đưa ra được nhiều phương án khả thi.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Sau khi hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Kinh tế, Tài chính dự kiến sẽ giảm được 22 đầu mối, không còn tổng cục.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình