Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 04/11/2015 - 07:16
(Thanh tra) - Thảo luận về tình hình ngân sách Nhà nước (NSNN) chiều ngày 3/11, đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP. Hồ Chí Minh) nhấn mạnh: “Chúng ta cứ nói, cứ nêu trong báo cáo và cho rằng, lãng phí là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng cho ngân sách. Vậy lãng phí bao nhiêu, lãng phí ở đâu, lãng phí như thế nào thì chưa ai nói được”.
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm tha thiết đề nghị QH dành một phiên họp chuyên đề để nghe Chính phủ báo cáo quá trình kiểm tra, đánh giá về vấn đề lãng phí, thực hành tiết kiệm trong thực tế. Ảnh: Thảo Nguyên
“Chưa phú quý không nên sinh lễ nghĩa”
Theo ĐB Tâm, qua tiếp công dân, tiếp xúc cử tri thấy rằng, nhân dân bất bình về tình trạng lãng phí. Khi nói về vấn đề này, nhân dân luôn đặt ra một trùm về tham nhũng - lãng phí và nhũng nhiễu.
“Báo cáo Chính phủ nêu rất khái quát “thực hành tiết kiệm chống lãng phí được tập trung chỉ đạo, có chuyển biến tích cực”. Vậy có thực sự tập trung chỉ đạo không? Chuyển biến tích cực ở những điểm nào?”, ĐB Tâm đặt vấn đề.
ĐB Tâm tiếp tục đặt một một loạt câu hỏi, ai cũng nói tổ chức bộ máy cồng kềnh, chức năng chồng chéo, nhiệm vụ trùng lắp thì gây lãng phí bao nhiêu? Xã hội bỏ ra bao nhiêu tiền, ngân sách bỏ ra bao nhiêu tiền để đào tào một cử nhân, kỹ sư mà không bố trí được việc làm, lãng phí bao nhiêu? Ban hành một số chính sách, pháp luật của các Bộ, ngành, rồi ngay ở QH mà không đi vào thực tiễn gây bao nhiêu lãng phí?
“Rõ ràng, nói lãng phí thì ai nói cũng được, nhưng lãng phí ở đâu, lãng phí bao nhiêu thì chưa có báo cáo, đánh giá cụ thể. Chúng ta nói tiết kiệm chi, giảm tối đa hội nghị, hội thảo, khánh tiết… thực tế có giảm không, ai đánh giá được điều này?”, ĐB Tâm cảm thán.
Trước thực trạng đó, ĐB Tâm tha thiết đề nghị QH dành một phiên họp chuyên đề để nghe Chính phủ báo cáo quá trình kiểm tra, đánh giá về vấn đề lãng phí, thực hành tiết kiệm trong thực tế để từ đó có đối sách. “Lãng phí là tiêu tốn nguồn lực của người dân, điều này rất nguy hiểm”, ĐB Tâm nhấn mạnh.
“Tại sao cứ phải “giật gấu, vá vai” thế này? Lấy ở đâu để tăng lương? Làm sao giảm chi thường xuyên để dành trả nợ và đầu tư lớn hơn?”, ĐB Trần Du Lịch (TP. Hồ Chí Minh) bày tỏ.
Theo ĐB Lịch, “muốn tăng thu nhập thì phải giảm người xuống, không giảm người không cho tăng. Có một loại chi kiểu “phú quý, sinh lễ nghĩa”, chúng ta chưa phú quý không nên sinh lễ nghĩa. Cắt giảm những gì cần cắt giảm, chúng ta đã nói quá nhiều”.
Để giải quyết căn cơ hơn, ĐB Trần Du Lịch đề nghị cần xây dựng chính sách tài chính công lành mạnh thay đổi căn bản trên 3 nguyên tắc: Giảm gián thu, tăng trực thu; cơ cấu chi phải tính lại; tính toán lại phương thức chi.
“Phát hành trái phiếu quốc tế sẽ có lợi cho đất nước”
Một vấn đề khác, được nhiều ĐB quan tâm cho ý kiến là việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế và bán cổ phần Nhà nước tại các doanh nghiệp.
ĐB Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai) bày tỏ tán thành việc đa dạng hóa phát hành trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên số lượng trái phiếu Chính phủ thời hạn 5 năm phải chiếm đa số, khoảng từ 60% - 70% trở lên, trái phiếu ngắn hạn 3 năm chỉ được chiếm tỷ trọng ít hơn 30% trở xuống.
“Tôi cũng tán thành phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế. Chúng ta thấy, quốc gia nào không có uy tín, nền kinh tế khó phát triển muốn mấy đi nữa phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế vẫn không thành công. Những năm vừa qua, uy tín của chúng ta đang lên, phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế sẽ tạo điều kiện có nguồn vốn để phát triển đất nước, để có nguồn ngoại tệ lớn, điều này có lợi cho đất nước”, ĐB Tùng nêu ý kiến.
Đồng quan điểm, ĐB Bùi Đức Thụ (Lai Châu), ĐB Trần Du Lịch cho rằng, phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế có lợi để cơ cấu lại nợ công, nhất là khoản nợ trung hạn. ĐB Bùi Đức Thụ cũng đồng ý với phương án sử dụng 10.000 tỷ đồng từ bán cổ phần của Nhà nước tại doanh nghiệp và sử dụng 4.100 tỷ đồng từ khoản tiết kiệm chi của các Bộ, ngành Trung ương và một phần dự phòng của năm 2015 để bù hụt thu ngân sách Trung ương.
Ở chiều ngược lại, ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) đề nghị cân nhắc bổ sung 10.000 tỷ đồng bán cổ phần Nhà nước để bù đắp ngân sách Trung ương và nên tìm giải pháp khác để xử lý nguồn hụt thu.
Theo đó, ĐB đề xuất cần xử lý nợ thuế (76.000 tỷ đồng, trừ số nợ bất khả kháng do khách quan, còn trên 30.000 tỷ đồng, trong đó riêng Liên doanh Dầu khí Việt - Nga vẫn còn nợ 68 triệu USD (gần 2.000 tỷ đồng) chưa nộp ngân sách). Đồng thời giảm chi một số khoản, thực hiện nghiêm các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về giảm chi.
“Hiện việc thực hiện các kiến nghị này rất thấp. Giảm chi thường xuyên năm 2014 đạt 66%; 9 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 27,2%; Giảm chi đầu tư năm 2014 là 59,3%, 9 tháng đầu năm 2015 là 50,5%”, ĐB Đỗ Mạnh Hùng dẫn chứng bằng các con số.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Chiều 11/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Bộ Tài chính.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank