Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 15/02/2020 - 17:04
(Thanh tra) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh vai trò của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam trong suốt 25 năm hình thành và phát triển tại “Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả 25 năm thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT); các giải pháp triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW và nhiệm vụ công tác năm 2020” do BHXH tổ chức sáng 15/02/2020.
Thủ tướng Chính phủ trao tặng Cờ Thi đua của Chính phủ cho BHXH Việt Nam. Ảnh: KT
Biểu dương thành quả ngành BHXH đạt được
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, qua 25 năm hình thành và phát triển, BHXH Việt Nam đã đóng vai trò trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội, đã góp phần thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ. Chính toàn thể công chức viên chức người lao động ngành BHXH đã đóng góp vào thành quả an sinh xã hội, được cộng đồng quốc tế công nhận.
Ôn lại quá trình hình thành và phát triển của ngành BHXH, đặc biệt là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đối với các chế độ, chính sách về BHXH, BHYT; Thủ tướng đánh giá cao những thành tựu mà ngành BHXH đã đạt được trong thời gian qua.
Trước hết hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ, phù hợp với quá trình phát triển đất nước và thông lệ quốc tế; mô hình tổ chức hệ thống BHXH, BHYT ngày càng được hoàn thiện theo chủ trương của Đảng về cải cách, tinh gọn bộ máy.
Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật BHXH, BHYT có nhiều đổi mới theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của các tổ chức, cá nhân về vai trò, trách nhiệm cũng như mục đích, ý nghĩa của việc tham gia BHXH, BHYT.
Diện bao phủ BHXH, BHYT ngày càng được mở rộng. Tính đến hết năm 2019, số người tham gia BHXH đạt gần 16 triệu người (chiếm khoảng 32,3% lực lượng lao động); số người tham gia BHYT đạt gần 86 triệu người (chiếm 90% dân số). Với tỷ lệ này, Việt Nam cơ bản đã hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân và về đích trước thời hạn so với mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 21, so với một số quốc gia phát triển trên thế giới thì để đạt mục tiêu BHYT toàn dân nói trên phải mất từ 40 đến 80 năm.
Số lượng người thụ hưởng chế độ BHXH, BHYT tế không ngừng tăng, bình quân mỗi năm có hàng chục triệu lượt người hưởng chế độ BHXH, hàng trăm triệu lượt người hưởng chế độ BHYT.
Quỹ BHXH, BHYT đã trở thành quỹ an sinh lớn nhất; tỷ lệ chi từ nguồn Quỹ BHXH ngày càng tăng; tỷ lệ chi từ ngân sách nhà nước cho BHXH ngày càng giảm, khẳng định quan điểm đúng đắn của Đảng trong việc khuyến khích người dân nâng cao năng lực tự bảo đảm an sinh xã hội.
BHXH Việt Nam là một trong những đơn vị có nhiều thành tích trong công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin với nhiều kết quả nổi bật: đã cắt giảm ¾ số thủ tục hành chính (giảm từ 263 xuống 27 thủ tục); đã xây dựng cơ sở dữ liệu và cấp mã BHXH cho 97 triệu dân... đặc biệt là hệ thống giám định BHYT điện tử đã kết nối 100% cơ sở khám chữa bệnh, thực hiện giám định tự động chi phí khám chữa bệnh BHYT giúp cho việc quản lý, sử dụng quỹ khám, chữa bệnh BHYT được công khai, minh bạch, hiệu quả.
Thủ tướng biểu dương cán bộ viên chức ngành BHXH đã nỗ lực để ngành là một trong những đơn vị đi đầu có đóng góp quan trọng vào tiến trình xây dựng Chính phủ số, dịch vụ công trực tuyến cho toàn xã hội, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Biểu dương người đứng đầu ngành BHXH đã có sự chỉ đạo vào cuộc quyết liệt trong hoạt động của ngành thời gian qua.
Tất cả kết quả nói trên đã góp phần quan trọng vào việc hiện thực hóa mục tiêu cao cả của Đảng và Nhà nước trong việc phục vụ chăm lo cho người dân, khẳng định quan điểm đúng đắn của Đảng trong việc khuyến khích người dân nâng cao năng lực tự bảo đảm an sinh xã hội, bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Đảng, của Quốc hội, của Chính phủ và sự phối hợp của các cơ quan hữu quan và sự sáng tạo của ngành BHXH có sự quyết định vô cùng quan trọng.
Thủ tướng Chính phủ trao tặng Huân chương Độc lập Hạng Ba cho bà Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam: Ảnh: KT
Độ bao phủ của BHXH phải rộng khắp hơn
Chăm lo đời sống sức khỏe, sự thịnh vượng ấm no của người dân là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta. Mục tiêu xuyên suốt phải có hệ thống an sinh xã hội hướng tới toàn dân, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, tạo ra một mạng lưới an toàn, gồm nhiều tầng, nhiều lớp, bảo vệ cho tất cả thành viên, cộng đồng xã hội.
Một lần nữa, Thủ tướng nhấn mạnh để đạt được mục tiêu đó, thì độ bao phủ của BHXH phải rộng khắp hơn. Tất cả người lao động và người phụ thuộc phải có lưới an sinh. Hiện mới có 1/3 số người lao động tham gia BHXH thì cái đích còn xa. Do vậy những nỗ lực cần phải cao hơn để đạt được hỉ tiêu phấn đấu theo Nghị quyết 28 của Trung ương với tỉ lệ bao phủ 35% vào cuối năm 2021 và tỉ lệ bao phủ 45% vào năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu cần có những giải pháp cụ thể hơn, sáng tạo hơn để khắc phục những tồn tại hạn chế như: Hệ thống chính sách, pháp luật BHXH, BHYT phải thường xuyên đổi mới, cập nhật cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính sách an sinh xã hội cần phải ứng dụng công nghệ số để quản lý thống nhất, bảo đảm hiệu quả, giảm chi phí thường xuyên cho bộ máy tổ chức của BHXH, cần giảm mạnh thời gian nộp BHXH trong thời gian tới, khắc phục tình trạng lạm dụng quỹ BHYT, tình trạng trốn đóng BHXH, và nâng cao công tác phối hợp chia sẻ thông tin giữa các cơ quan liên quan với BHXH...
Theo báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới thì thời gian nộp thuế, nộp BHXH năm 2019 thì Việt Nam đứng thứ 179/180; tăng 22 bậc so với 2018. Thủ tướng cho rằng kết quả tuy tiến bộ nhưng cần phải tiếp tục cải thiện. Trong khi đó mức đóng BHXH ở VIệt Nam đang ở mức cao so với khu vực, tỉ lệ đóng BHXH của doanh nghiệp Việt Nam cũng cao trong khu vực ASEAN. Một điều quan trọng cần lưu ý là công cuộc thực hiện cải cách BHXH đang được thực hiện trong bối cảnh không ít khó khăn thách thức về kinh tế xã hội, nguồn lực còn hạn hẹp, thu nhập của người dân còn thấp; tỷ lệ lao động ở khu vực phi chính thức ở mức cao; việc điều chỉnh một số chế độ BHXH qua nhiều giai đoạn tạo ra những bất hợp lý nhất định; áp lực của già hóa dân số đối với hệ thống BHXH rất lớn; tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi nhanh về cơ cấu lao động và quan hệ lao động.
Thủ tướng lấy ví dụ chính sách BHYT càng chứng minh vai trò quan trọng nhân văn trong tình hình dịch bệnh Covid 19 có diễn biến vô cùng phức tạp. Tuy nhiên dù toàn bộ người dân đã có BHYT nhưng diện bao phủ các dịch vụ còn thấp, chi phí chi trả còn khá hạn chế. Trong khi việc người dân được tiêm phòng cúm hàng năm sẽ làm tăng khả năng đề kháng và giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm cúm cho mỗi người và giảm gánh nặng cho xã hội. Đây sẽ là điều cần quan tâm và điều chỉnh trong thời gian tới.
Để BHXH thực sự trở thành trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội của đất nước, Thủ tướng đề nghị BHXH Việt Nam và các bộ, ngành liên quan cần quán triệt quan điểm lớn về Nghị quyết 28 của Trung ương về chính sách BHXH để đạt được những thắng lợi mục tiêu đề ra.
Thứ nhất, phát triển hệ thống chính sách BHXH, BHYT linh hoạt đang dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế, huy động các nguồn lực xã hội theo truyền thống tương thân tương ái của dân tộc, hướng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp hài hòa theo nguyên tắc đóng hưởng công bằng, bình đẳng chia sẻ bền vững.
Thứ hai, cải cách chính sách BHXH vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, kết hợp hài hòa giữa kế thừa ổn định với đổi mới phát triển, và phải đặt trong mối tương quan giữa đổi mới phát triển các chính sách xã hội khác. Nhất là thu nhập, trợ cấp xã hội cho người dân phải nâng cao hơn.
Thứ ba, tổ chức thực hiện chính sách BHXH bảo đảm tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại, nâng cao tính hấp dẫn, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người dân, cũng như các chủ thể tham gia BHXH.
Thứ tư, phải phát triển tổ chức hệ thống chính sách BHXH là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị, trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp cho đến người dân của chúng ta.
Thủ tướng yêu cầu BHXH Việt Nam phải xác lập một chiến lược phát triển để trở thành một thiết chế hiện đại, hiệu quả gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối, liên thông trong thực thi chính sách. BHXH Việt Nam phải là mô hình đi đầu trong việc bảo đảm sự hài lòng của người dân, không ngừng củng cố niềm tin của người lao động.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội theo hướng tích hợp để quản lý tập trung, thống nhất, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ; bảo đảm công bằng, bền vững, bám sát các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tiếp tục mở rộng độ bao phủ bảo hiểm y tế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin; hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành; liên thông giải quyết thủ tục hành chính trên trục dữ liệu quốc gia góp phần xây dựng thành công Chính phủ điện tử.
Tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã trao tặng Cờ Thi đua của Chính phủ cho BHXH Việt Nam; và trao tặng Huân chương Độc lập Hạng Ba cho bà Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
Trần Kiên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Sau khi hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Kinh tế, Tài chính dự kiến sẽ giảm được 22 đầu mối, không còn tổng cục.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà