Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngổn ngang nỗi lo cho kịch bản điều hành cuối năm

Thứ ba, 16/10/2012 - 14:55

Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 2012 của Chính phủ nhận nhiều lời “phê” thẳng thắn của UB Kinh tế. Cơ quan thẩm tra cho rằng báo cáo vênh với thực tế, chưa phản ánh hết mức khó khăn của đời sống. Không mấy hi vọng khả dĩ cho kế hoạch năm 2013.

UB Thường vụ QH thảo luận về tình hình kinh tế xã hội những tháng cuối năm 2012.

Tăng viện phí, học phí, xăng dầu chưa hợp lý

Trong báo cáo thẩm tra được trình bày trước UB Thường vụ QH hôm nay (16/10), UB Kinh tế cho rằng, các đánh giá đưa ra chưa sát với tình hình, số liệu báo cáo còn vênh so với thực tế, chưa phản ánh hết mức độ khó khăn của đời sống xã hội và nền kinh tế, đặc biệt là khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, phân tích chưa “nhìn thẳng” yếu tố chủ quan từ điều hành vĩ mô. 5 chỉ tiêu không đạt đều là những chỉ tiêu quan trọng, phản ánh tính bền vững của nền kinh tế trong trung và dài hạn.

Nền kinh tế đang đối mặt với tình trạng lạm phát giảm, nhập siêu giảm nhưng cho thấy những dấu hiệu lo ngại về sự trì trệ nền kinh tế. Thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng thừa nhưng doanh nghiệp vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế đã đạt sự thống nhất cao, nhưng việc thực hiện trên thực tế đến nay chưa mang lại kết quả rõ nét.

Nhiều ý kiến trong UB Kinh tế nhận định, việc lạm phát hạ nhanh hơn mức dự kiến cùng với việc nhập siêu giảm liên tục và xuất siêu 9 tháng cho thấy thực trạng đáng lo ngại về năng lực hấp thụ đầu vào và tổng cầu của nền kinh tế đang suy giảm mạnh. Hai nút thắt của nền kinh tế là nợ xấu và hàng tồn kho đang làm tắc nghẽn quá trình chu chuyển nguồn lực quốc gia.

Bên cạnh đó, thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 67,3% dự toán, là năm có tiến độ thu thấp nhất trong các năm gần đây. Khả năng thu những tháng còn lại cũng rất khó khăn, ảnh hưởng đến thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội.

Ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát tốt nhưng chưa định hình yếu tố bền vững. Nguy cơ lạm phát cao vẫn tiềm ẩn; cán cân thương mại có sự cải thiện đáng kể nhưng chủ yếu xuất phát từ sự khó khăn của khu vực sản xuất.

Quản lý, điều hành giá, quản lý thị trường trong một số lĩnh vực chưa thực sự hợp lý tại một số thời điểm đã tác động không tốt đến niềm tin và tâm lý thị trường, tác động trực tiếp đến đời sống người dâ. Phí dịch vụ y tế, giáo dục được điều chỉnh tăng mạnh và đồng loạt tại nhiều địa phương đã làm chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đột biến trong tháng 9. Điều hành giá, quản lý chất lượng, quản lý việc tạm nhập, tái xuất xăng dầu cũng chưa tạo được niềm tin với dư luận về tính công khai, minh bạch .

Cơ quan thẩm tra cảnh báo, diễn biến giá cả trong tháng 9 đòi hỏi tập trung chỉ đạo ngăn ngừa lạm phát cao có thể quay trở lại cuối năm và trong năm 2013.

Về cơ chế quản lý thị trường vàng, nhất là hoạt động kinh doanh vàng miếng, Chủ nhiệm UB Nguyễn Văn Giàu cho rằng chưa mang lại hiệu quả và chưa đạt được mục tiêu đưa giá vàng trong nước sát với giá thế giới.

Nói về những “điểm khuyết” như kinh tế tăng trưởng thấp hơn dự kiến, tạo việc làm mới không đạt chỉ tiêu, tỷ lệ giảm nghèo cả năm ước chỉ đạt 1,76%... ông Giàu cho là đã tạo áp lực lên mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội. Bên cạnh đó, dù số người thất nghiệp có xu hướng giảm nhưng là do người lao động nhảy việc lợi dụng chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Gỡ “nút thắt” nợ xấu, hàng tồn kho

Trong 3 tháng cuối năm, UB Kinh tế cho rằng cần xử lý hài hòa giữa các vấn đề trước mắt và lâu dài, bảo đảm tính minh bạch, công khai, kỷ cương, kỷ luật trong điều hành, chủ động thông tin chính xác, rõ ràng đến người dân và doanh nghiệp để tạo niềm tin thị trường.

Các chỉ tiêu phấn đấu Chính phủ đề xuất cho năm 2013:
 
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5%; Kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 8%; Nhập siêu khoảng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu; Bội chi ngân sách dưới 4,8% GDP; Tạo việc làm mới khoảng 1,6 triệu người; Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%; Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 84%; Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đạt 75%; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41%.

Cơ quan thẩm tra đề nghị tập trung khẩn trương giải quyết cơ bản các nút thắt “hàng tồn kho và nợ xấu". Tồn kho càng lớn thì nợ xấu càng tăng lên. Do vậy, giảm hàng tồn kho vừa là giải pháp cấp bách nhằm hỗ trợ sản xuất, vừa là giải pháp giảm nợ xấu một cách hữu hiệu, khắc phục nhanh tình hình khó khăn hiện nay.

NHNN cần xác định chính xác, minh bạch quy mô nợ xấu, các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu; xử lý nợ xấu trên nguyên tắc ngân hàng thương mại phải tự chịu trách nhiệm, tự chủ động giải quyết. Để không phân tán sức mạnh, nguồn lực quốc gia, UB Kinh tế đề nghị chỉ thành lập, sử dụng một công ty duy nhất để xử lý vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Sớm có những giải pháp hữu hiệu đảm bảo liên thông giá vàng trong nước và quốc tế.

Ông Giàu cũng lưu ý, khi thực hiện các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng trong quý IV để đạt được mức tăng GDP cả năm khoảng 5-5,2%, cần tính toán, cân nhắc ngăn ngừa lạm phát tăng cao trong năm 2013.

Về các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu Chính phủ đặt ra, báo cáo thẩm tra nêu ý kiến đề xuất chỉ phấn đấu tăng trưởng kinh tế ở khoảng 4%-5% thay cho mục tiêu 5,5%. Nhưng cũng có ý kiến yêu cầu phải nâng chỉ tiêu này lên khoảng 6%.

Về chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, có ý kiến đề nghị cần ưu tiên kiểm soát ở mức dưới 5 - 6%; cũng có ý kiến cho rằng chỉ số giá tiêu dùng không thể tăng thấp hơn năm 2012, đề nghị chỉ đặt mục tiêu kiểm soát ở mức 1 con số như chỉ tiêu đề ra năm 2012.

Đối với chỉ tiêu nhập siêu Chính phủ dự kiến khoảng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu, tương đương với 9,9 tỷ đô la Mỹ, một số ý kiến lo ngại mức nhập siêu này sẽ tác động mạnh đến tỷ giá và thị trường ngoại hối.

Đối với chỉ tiêu bội chi ngân sách, nhiều thành viên UB Kinh tế cảnh báo năm 2013 sẽ khó khăn hơn năm 2012 do nhiệm vụ thu ngân sách tiếp tục chịu nhiều áp lực do tăng trưởng kinh tế chưa phục hồi. Còn chỉ tiêu tổng vốn đầu tư toàn xã hội, nếu tăng khoảng 30% GDP sẽ không bảo đảm hỗ trợ tăng trưởng và tập trung giải quyết các dự án đang triển khai có hiệu quả nhưng còn dở dang. Mặt khác, khi dư nợ tín dụng tăng bình thường trở lại khoảng 15%-17% hoặc khoảng 20% và quyết tâm phát hành trái phiếu công trình đầu tư mở rộng quốc lộ 1A thì tổng đầu tư sẽ tăng trở lại và khả năng đạt 33%-34% GDP.

Về nhóm chỉ tiêu xã hội, UB Kinh tế nêu quan điểm, chỉ tiêu giảm nghèo cần có nhiều chính sách tác động mạnh mẽ hơn thì mới bảo đảm tính khả thi. Chỉ tiêu tạo việc làm cũng chỉ “khuôn” ở khoảng 1,5 triệu mới khả thi.

(Theo Dân trí) 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: “Truy vấn” Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư về “gia hạn” các dự án chậm tiến độ

Thanh Hoá: “Truy vấn” Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư về “gia hạn” các dự án chậm tiến độ

(Thanh tra) - Chiều nay 13/12, nhiều đại biểu đã chất vấn tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá tại kỳ họp HĐND thứ 24, khóa XVIII liên quan đến việc gia hạn các dự án chậm tiến độ, có dự án gia hạn đến lần thứ 8 vẫn chưa hoàn thành, gây bức xúc, hoài nghị, dị nghị trong nhân dân.

Văn Thanh

20:01 13/12/2024
Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm