Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Lê
Thứ bảy, 10/12/2022 - 20:47
(Thanh tra) – Bước vào năm 2022, TP Thanh Hóa bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với sự đoàn kết nỗ lực mạnh mẽ của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, nhằm tạo đà phát triển mạnh mẽ để thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội mà TP Thanh Hóa đã đề ra không chỉ năm 2022 mà còn cả giai đoạn 2020 - 2025 và giai đoạn 2026-2030.
Một góc của TP Thanh Hóa. Ảnh: TL
Để TP Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ xứng đáng là trung tâm kinh tế chính trị của Thanh Hóa, ngày 25/10/2021 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là thời cơ, vận hội mới cho TP Thanh Hóa phát triển nhanh và bền vững, đến năm 2025 trong nhóm đô thị trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước; đến năm 2030 trở thành Thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, là một trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước. TP Thanh Hóa là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh và là một trong những thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất, có tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh so với khu vực Bắc Trung bộ.
TP Thanh Hóa hiên nay đã và đang trở thành đô thị năng động, hiện đại với nhiều dự án trọng điểm triển khai đồng loạt, tạo điểm nhấn cho thành phố. Chỉ trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Thanh Hóa lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015-2020, kinh tế TP Thanh Hóa tăng trưởng khá, quy mô giá trị sản xuất lớn mạnh. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 16,5%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 29%; thu ngân sách Nhà nước đạt 22.500 tỷ đồng, chiếm 18,4% tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh; công tác văn hóa xã hội- thể dục thể thao được quan tâm; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều đổi mới; công tác cán bộ đã phát huy được vai trò, trách nhiệm, năng lực sở trường của đội ngũ cán bộ từ thành phố đến phường, xã; công tác kiểm tra giám sát được thực hiện thường xuyên; công tác dân vận, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể tích cực,
Mục tiêu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa khi ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU là xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, xứng đáng với vai trò trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục - đào tạo, y tế, thể thao của tỉnh và là động lực phát triển của vùng Nam đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
Đồng thời, Nghị quyết cũng đã đề ra mục tiêu thực hiện sáp nhập toàn bộ huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa. Thực hiện nhiệm vụ này, đầu tháng 1/2022 tỉnh Thanh Hóa đã đề xuất Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị thẩm định đồ án Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040. Đồ án đã được Hội đồng thẩm định bỏ phiếu thông qua, làm cơ sở để Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo Nghị quyết đặt ra, đến năm 2025 tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm đạt 15,3%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt 130 triệu đồng. Tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt 180.000 tỷ đồng. Tỷ lệ đô thị hóa năm 2025 đạt 98%. Giai đoạn 2026-2030 (sau khi sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa) Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm đạt 18%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2030 đạt 230 triệu đồng... Đến năm 2045 TP Thanh Hóa là thành phố giàu đẹp, văn minh, hiện đại, kiểu mẫu của cả nước…
Chỉ tính riêng, 9 tháng năm 2022 tổng giá trị sản xuất của TP Thanh Hóa đạt 115.750 tỷ đồng, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 16,4%. Nổi bật là lĩnh vực thương mại - dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu một số ngành dịch vụ đạt 65.148 tỷ đồng. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của TP Thanh Hóa tiếp tục có mức tăng trưởng cao, với trên 130 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu các loại hàng hóa sang các nước: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Canada, Trung Quốc, Anh, Úc, Nga... với tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD. Du lịch của TP Thanh Hóa 9 tháng năm 2022 đón khoảng 5,97 triệu lượt khách, tổng thu đạt 3.092 tỷ đồng..
Hiện, TP Thanh Hóa có 7.950 doanh nghiệp đang hoạt động. Các doanh nghiệp đã đóng góp tích cực vào kết quả chung như: Quần áo may sẵn đạt 84,2 triệu cái, đá ốp lát đạt 4,6 triệu m2, giày da xuất khẩu các loại đạt 79,5 triệu đôi, tôm đông lạnh đạt 11,5 nghìn tấn... tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của TP Thanh Hóa 9 tháng đạt 38.250 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, TP Thanh Hóa cũng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thủy sản, phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị; triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng các mô hình nông nghiệp trải nghiệm gắn với phát triển du lịch TP Thanh Hóa”; tiếp tục đẩy nhanh việc tích tụ tập trung đất nông nghiệp với 48 ha tại các phường, xã Thiệu Vân, Thiệu Dương, Hoằng Quang, Đông Cương; Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có 4 sản phẩm được UBND tỉnh đánh giá, xếp hạng. Theo đó, trong 9 tháng tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của thành phố đạt 3.475 tỷ đồng.
Môi trường đầu tư kinh doanh TP Thanh Hóa được cải thiện, chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh được triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả. TP Thanh Hóa đã chủ động hỗ trợ, hướng dẫn giải quyết các thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai thực hiện các dự án, đặc biệt là những dự án lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố nói riêng và cả tỉnh nói chung. Kết quả, 9 tháng năm 2022 tổng huy động vốn đầu tư phát triển toàn thành phố đạt hơn 25.013 tỷ đồng, đạt 73,6% kế hoạch, tăng 13,8% so với cùng kỳ.
Trong 38 chỉ tiêu kinh tế - xã hội của TP Thanh Hóa có 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 5 chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch, 26 chỉ tiêu còn lại có nhiều chỉ tiêu dự kiến hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch trong quý IV/2022. Dự kiến, cuối năm TP Thanh Hóa có 13 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 25 chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch...
Chắc chấn, với sự đoàn kết nỗ lực mạnh mẽ của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Thanh Hóa cùng với sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và Trung ương TP Thanh Hóa sẽ phát triển mạnh mẽ, xứng đáng là trung tâm kinh tế chính trị của Thanh Hóa.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024(Thanh tra) - Những năm gần đây, tại nhiều vùng quê Việt Nam, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời (NLMT) trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành xu hướng nổi bật, diện mạo nông thôn từ đó cũng trở nên hiện đại, tiện nghi, an toàn hơn.
PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024PV
10:46 11/12/2024Tuấn Khải
18:41 10/12/2024Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trọng Tài
Nam Dũng