Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phấn đấu đến năm 2050, Việt Nam trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới

Anh Tuấn

Thứ ba, 05/04/2022 - 14:11

(Thanh tra) - Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao. Nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người nông dân và dân cư nông thôn. Phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp, an ninh, trật tự được đảm bảo.

Ảnh minh họa. Nguồn: Thế Hùng/http://baovinhphuc.com.vn/

Ngày 5/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, 28/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 150/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Phát triển nông nghiệp và Nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đây là chiến lược nhằm hiện thực hóa định hướng của nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và việc đổi mới, sáng tạo về khoa học công nghệ và thị trường.

1. Những nội dung chính của Chiến lược

Quan điểm phát triển

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp là lợi thế, nền tảng bền vững của quốc gia. Nông thôn là địa bàn phát triển kinh tế quan trọng, là nền tảng văn hóa, xã hội. Nông dân là lực lượng lao động và nguồn tài nguyên con người quan trọng.

Chuyển đổi tư duy sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tích hợp các giá trị văn hóa, xã hội và môi trường tạo giá trị cho sản phẩm. Sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu;

Xây dựng nông thôn văn minh, có cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ, hiện đại, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, phát triển môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

Cư dân nông thôn là chủ thể, trung tâm và được hưởng lợi chính từ thành quả của các hoạt động phát triển nông thôn.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp, nông thôn.

Mục tiêu chung của chiến lược

 Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao. Nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người nông dân và dân cư nông thôn. Phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp, an ninh, trật tự được đảm bảo.

Theo đó, Chiến lược đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 2,5 - 3%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5,5 - 6%/năm; mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5 - 6%/năm…

Tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu Việt Nam trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh, sạch, đẹp.

2. Những điểm mới đột phá về thể chế và chính sách của Chiến lược

- Thể hiện rõ đổi mới về tư duy, định hướng phát triển cho các ngành, các lĩnh vực trong nông nghiệp, nông thôn để xây dựng nền nông nghiệp bền vững theo hướng sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân tri thức, văn minh.

- Chuyển đổi nông nghiệp từ việc tăng sản lượng sang nền nông nghiệp chất lượng, hiệu quả, nền nông nghiệp xanh, giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang sản xuất theo nhu cầu thị trường, tư duy kinh tế nông nghiệp, tích hợp đa giá trị, liên ngành, kết nối vùng miền, phát huy tối đa lợi thế địa phương.

- Đổi mới tổ chức sản xuất, lấy kinh tế hợp tác làm động lực để phát triển kinh tế hộ, gắn kết với doanh nghiệp xây dựng các chuỗi giá trị hạn chế việc chỉ làm “gia công”.

- Nhấn mạnh và nâng cao vai trò, vị trí chủ thể của người nông dân. Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, nhất là thôn, bản. Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệp, HTX, các nhóm xã hội… trong việc cùng kiến tạo không gian phát triển kinh tế vùng nông thôn.

- Định hướng lại phát triển công nghiệp và kinh tế phi nông nghiệp tại nông thôn để “ly nông không ly hương”, giảm tải cho các thành phố lớn; xây dựng nền “kinh tế dịch vụ” ở nông thôn.

- Tập trung phát triển lao động phi nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển thị trường lao động công bằng; đổi mới tổ chức nông dân và nghiệp đoàn lao động; phát triển thị trường đất đai, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, thúc đẩy tín dụng vi mô, tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn…

3. Định hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững của Chiến lược

- Tổ chức các khâu quan trọng trong sản xuất nâng cao hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững;

- Xây dựng các vùng chuyên canh đảm bảo tiêu chuẩn bền vững. Hình thành một số khu cụm công nghiệp và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp;

- Thúc đẩy hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị ngành hàng. Phát triển mô hình nông nghiệp tiên tiến như nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, nông nghiệp giảm phát thải...

- Phát triển kinh tế nông thôn tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Đầu tư phát triển khu, cụm dịch vụ ở nông thôn, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn. Chính thức hóa lao động phi chính thức ở nông thôn. Từng bước hình thành lực lượng nông dân chuyên nghiệp;

- Nâng cấp và hiện đại hóa hạ tầng nông thôn, đổi mới nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với vùng miền;

- Phát triển bao trùm, đảm bảo công bằng phúc lợi xã hội ở nông thôn, lấy người dân nông thôn là chủ thể, trọng tâm phát triển, đảm bảo tiếp cận bình đằng các nguồn lực, dịch vụ xã hội, chủ động phòng chống rủi ro, thiên tai, dịch bệnh;

- Xây dựng cộng đồng vững mạnh,  củng cố truyền thống văn hóa tốt đẹp, quan hệ gắn kết cộng đồng, phát huy tinh thần tự chủ, tự hào, đoàn kết, cùng phát triển. bản.

- Bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan môi trường thích nghi biến đổi khí hậu.

4. Các giải pháp chính thực hiện Chiến lược

- Tuyên truyền, giáo dục đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động từ Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đến các hiệp hội ngành hàng, HTX, người nông dân.

- Đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh và chính sách thúc đẩy phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã trở thành tác nhân quan trọng trong sản xuất tiêu thụ, hỗ trợ dịch vụ. Đổi mới chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hình thành hệ sinh thái ngành hàng, hỗ trợ khởi nghiệp nông nghiệp.

- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề thông qua đổi mới hình thức tổ chức và chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, lao động trẻ nông thôn. Hỗ trợ đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp. Tăng nguồn đầu tư công trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý trong nghiên cứu khoa học và cơ chế hoạt động các tổ chức công lập, xây dựng cơ chế liên kết công tư, xã hội hóa trong nghiên cứu.

- Phát triển thị trường trong và ngoài nước nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản. Đổi mới hệ thống phân phối, cơ sở hạ tầng, kết nối vùng sản xuất chuyên canh với hệ thống tiêu thụ, hình thành hệ thống chợ đầu mối gắn với chuỗi sản xuất logistics ở vùng trọng điểm. Chủ động phát huy cơ hội các hiệp định thương mại tự do, phát triển xuất khẩu chính ngạch; xây dựng hệ thống thông tin cung cầu, nâng cao năng lực phân tích, dự báo thị trường.

- Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng thủy lợi, hệ thống phòng chống thiên tai, cảng cá, khu neo đậu... Phát triển hạ tầng phục vụ chuỗi lạnh, bảo quản, chế biến.

- Đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, được đầu tư theo đóng góp. Xã hội hóa, phân cấp cho các tổ chức nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ công.

- Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Số hóa, tạo lập dữ liệu chuẩn hóa cơ sở dữ liệu ngành. Phát triển mô hình nông nghiệp thông mình, số hóa. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất, giám sát cung, cảnh báo dịch bệnh, thương mại.

- Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro. Áp dụng biện pháp giảm phát thải khí nhà kính thông qua quản lý và sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn tài nguyên, quản lý rừng bền vững, tăng trồng mới.

- Tăng cường hợp tác với các quốc gia thu hút nguồn vốn, phát triển thị trường, tiếp cận khoa học công nghệ. Triển khai các chương trình phát triển thị trường, xây dựng hệ thống phòng vệ thương mại.

- Xây dựng, hoàn thiện và triển khai một số cơ chế, chính sách đột phá về tài chính sách tín dụng, đất đai... như việc sửa đổi linh hoạt, phát triển thị trường giao dịch, thúc đẩy tập trung đất đai./.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm