Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Xù” nợ tiền tỷ lại trắng án !

Thứ năm, 14/04/2011 - 22:25

(Thanh tra) - Vậy là phiên tòa sơ thẩm đã khép lại, nhưng khép lại để bắt đầu mở ra phiên tòa phúc thẩm, bởi vì Tòa sơ thẩm đã khiến mọi người kinh ngạc, hụt hẫng khi tuyên trắng án cho đối tượng có hành vi vay tiền tỷ rồi tỉnh bơ phủi tay, xù nợ !

Bị cáo Hạnh trước vành móng ngựa trong phiên xét xử sơ thẩm tại TAND tỉnh Gia Lai ngày 31-3-2011. Ảnh. Thiện Nhân

Đẩy lên Tòa phúc thẩm

Trong suốt phiên xét xử sơ thẩm diễn ra một ngày rưỡi 31/03 - 01/04/2011 vừa qua tại Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Gia Lai, bị cáo Lê Thị Bích

PHÁN QUYẾT CỦA TÒA KHÔNG VỮNG VỀ PHÁP LÝ !

Nhiều luật sư khẳng định, việc Tòa sơ thẩm nhận định: Bà Xuân cho bị cáo Hạnh vay tiền theo giấy vay tiền lập vào ngày 21/11/2007, thời hạn trả nợ là 01 tháng. Đến ngày 21/12/2007 bà Xuân làm đơn tố cáo Hạnh trước Công an tỉnh Gia Lai là chưa hết thời hạn trả nợ (chưa qua 24 giờ ngày 21/12/2007). Do vậy Lê Thị Bích Hạnh không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như Cáo trạng (của VKSND tỉnh) đã truy tố… và tuyên bị cáo Hạnh không phạm tội là một sai lầm nghiêm trọng trong việc nhận định và đánh giá bản chất vụ án. Vì theo quy định của Pháp luật, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì mọi công dân đều có quyền tố giác tội phạm với cơ quan có thẩm quyền vào bất kỳ thời điểm nào, còn việc có quyết định khởi tố vụ án hình sự hay không và khởi tố vào thời điểm nào là thuộc về trách nhiệm và thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Điều 86 Bộ Luật Tố tụng hình sự quy định: “Trong thời gian không quá 20 ngày kể từ khi nhận được tố giác, Cơ quan điều tra phải kiểm tra xác minh nguồn tin và quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự.” Trên thực tế, sau khi tiếp nhận đơn tố giác của bà Xuân,  Cơ quan điều tra còn có một thời hạn 20 ngày để kiểm tra, xác minh nguồn tin và chính trong thời điểm xác minh nguồn tin này, Lê Thị Bích Hạnh đã quá thời hạn trả nợ nhưng Hạnh vẫn tiếp tục từ chối việc trả nợ bằng cách dùng nhiều thủ đoạn gian dối để chối bỏ công nợ.

Như vậy trong trường hợp này, để xác định Hạnh có phạm tội hay không thì cần phải căn cứ vào thời điểm Cơ quan điều tra khởi tố vụ án chứ không phải là căn cứ vào đơn tố giác của bà Xuân. Nếu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án trước thời điểm bị cáo Hạnh cam kết thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì Tòa mới có thể tuyên bố Hạnh không phạm tội, vì chưa hết thời hạn cam kết trả nợ thì Cơ quan điều tra chưa có cơ sở để kết luận Hạnh chiếm đoạt tiền của bà Xuân.
                                  Trung Khanh

Hạnh (đăng ký nhân khẩu thường trú tại tổ 14 phường Thống Nhất, thành phố Pleiku) đã nhiều lần thừa nhận trước hội đồng xét xử việc Hạnh có vay và đang còn nợ của bà Phạm Thị Ngọc Xuân (ngụ tại quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) số tiền hơn 17,7 tỷ đồng (Báo Thanh tra số Chủ nhật đã có bài phản ánh chi tiết vụ án trong số 11 ra ngày 20/03/2011 qua).

Tại Tòa, bị cáo Hạnh khai rằng đang gặp khó khăn nên chưa trả nợ được cho bà Xuân, chứ không phải Hạnh… giựt nợ. Cái “khó khăn” đó là toàn bộ tiền vay của bà Xuân đã được Hạnh đem cho một số người khác vay lại để hưởng chênh lệch lãi suất và bị các con nợ ấy chiếm đoạt hết, bởi thế Hạnh không còn khả năng trả nợ cho bà Xuân! Bị cáo Hạnh dẫn ra một số chứng từ nhằm mục đích chứng tỏ có một số đối tượng ở tỉnh Đắk Lắk đang nợ Hạnh trên 11 tỷ đồng.

Về phần mình, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh Gia Lai khẳng định quá trình thụ lý vụ việc đã có đủ căn cứ xác định toàn bộ số tiền Bích Hạnh vay của bà Ngọc Xuân đang bị Hạnh cất giấu và từ những chứng cứ thu thập được VKSND tỉnh kết luận có đủ căn cứ xác định Bích Hạnh phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản” được quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 140 của Bộ Luật Hình sự. Đại diện VKSND tỉnh tại phiên sơ thẩm đã đề nghị Hội đồng xét xử sơ thẩm áp dụng khung hình phạt đối với bị cáo Bích Hạnh là 20 năm tù giam.

Sáng 01/04, thẩm phán chủ tọa phiên tòa - ông Nguyễn Thanh Hảo, Phó Chánh án TAND tỉnh Gia Lai đã đọc phán quyết phiên xét xử sơ thẩm, theo đó bị cáo Hạnh không phạm tội “lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản” (của bà Ngọc Xuân). Lý do mà Hội đồng xét xử viện dẫn để giải thích việc tuyên trắng án cho bị cáo Lê Thị Bích Hạnh đó là “chưa đủ chứng cứ chứng minh ý thức gian dối của bị cáo Hạnh” và “chưa đủ cơ sở chứng tỏ Hạnh phạm tội như VKSND đã nêu”. Vẫn theo Tòa sơ thẩm, ngay cả khi có đủ chứng cứ chứng minh ý thức gian dối (của bị cáo Hạnh) thì bị cáo Hạnh cũng chỉ có thể bị buộc tội lừa đảo chứ không phải “lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản” như VKSND tỉnh đã nêu.

Nói gì thì nói, bằng phán quyết cho trắng án đối với bị cáo Lê Thị Bích Hạnh, TAND tỉnh Gia Lai thực tế đã đẩy trách nhiệm giải quyết vụ án lên cấp tòa cao hơn, Tòa phúc thẩm. Chúng tôi được biết ngày 04/04, bị hại là bà Ngọc Xuân đã có đơn kháng cáo gửi đến cấp thẩm quyền để được xét xử phúc thẩm.

Khi yêu, củ ấu cũng tròn?

Lật lại quá trình tiến hành tố tụng của Cơ quan điều tra tỉnh Gia Lai, người ta sẽ thấy toàn bộ hành vi của bị cáo Bích Hạnh là trước sau như một

luôn tìm cách đối phó, không trung thực, khai báo bất nhất và đầy mâu thuẫn.

Việc vay mượn và khoản tiền nợ hơn 17,7 tỷ đồng nêu trên đã được minh định rất rõ ràng và rất nhiều lần trong suốt quá trình Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bích Hạnh về tội “Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản”. Chỉ khác ở chỗ, trong suốt quá trình điều tra trước đây, bị cáo Hạnh chỉ “trút nợ” cho một người là bà Cai Thị Thanh Trang cũng ngụ ở Gia Lai. Theo đó, toàn bộ số tiền vay của bà Xuân đã được Hạnh cho bà Trang vay lại. Hạnh trưng ra cho Cơ quan điều tra xem 28 giấy vay tiền mà bà Trang nợ của Hạnh với số tiền ghi trên đó lên đến gần 16 tỷ đồng. Thế nhưng khi trưng cầu giám định 28 giấy nợ viết  tay ấy, Cơ quan điều tra thấy có 5 giấy ghi nợ đã được ghi thêm một số 0 vào phía sau số tiền nợ. Cơ quan điều tra xác định thực tế bà Trang chỉ nợ của Hạnh khoảng 36 triệu đồng.

Bởi số nợ không khớp, Hạnh cãi rằng đã bị bà Trang đánh tráo các giấy vay tiền để chiếm đoạt số tiền nợ của Hạnh. Hạnh còn khai có Nguyễn Thị Liên là người làm công cho Hạnh chứng kiến việc vay mượn giữa Hạnh và bà Trang, nhưng khi Cơ quan điều tra xác minh thì bà Liên phủ nhận toàn bộ những lời khai của Hạnh, bà Liên bảo rằng “không biết gì”! Hạnh cũng khai rằng vào đầu tháng 11/2007 đã đi vay 1,2 tỷ đồng của bà Phan Thị Hồng - cũng ngụ ở Gia Lai - rồi đem số tiền đó đưa cho bà Trang vay lại. Thế nhưng bà Liên đã phủ nhận với Cơ quan điều tra về vụ vay mượn ấy!

Cũng vào cuối tháng 3 qua, Tòa phúc thẩm, TAND Tối cao tại Đà Nẵng đã mở phiên xét xử phúc thẩm và y án sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy.

Trước đó, trong phiên tòa xét xử sơ thẩm, bị cáo Thanh Thúy đã bị TAND tỉnh Gia Lai kết tội “Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản” của người khác và bị kết án 14 năm tù. Theo phán quyết của tòa sơ thẩm, bà Thúy đã có hành vi tẩu tán tài sản là chiếc xe ô tô mà không chịu trả nợ để qua đó chiếm đoạt tài sản người khác với số tiền nợ lên tới nhiều tỷ đồng!

Trong khi đó, liên quan đến các chứng từ thể hiện có một số đối tượng ở Đắk Lắk đang nợ Hạnh hơn 11 tỷ đồng mà bị cáo nêu lên, có ít nhất hai điểm đáng chú ý. Thứ nhất, mãi khi hồ sơ vụ án được chuyển đến TAND tỉnh Gia Lai thì bị cáo Hạnh mới đưa thêm tình tiết này vào, còn trước đó Hạnh một mực khai với Cơ quan điều tra là “đã bị Trang chiếm đoạt hết”. Thứ hai, qua điều tra xác minh, cơ quan chức năng đã kết luận “các con nợ ở Đắk Lắk” là không có thật !

VKSND tỉnh cũng đã vạch ra rằng bị cáo Hạnh đã làm thủ tục sang tên chủ quyền căn nhà số 18A (nay là là số 75) đường Quyết Tiến, thành phố Pleiku cho chính em ruột của Hạnh là Lê Thị Mỹ Châu chỉ chưa đầy 20 ngày sau khi viết lại giấy nhận nợ (trong đó Hạnh xác nhận còn nợ của bà Xuân hơn 17,7 tỷ đồng). Dư luận cho rằng đây thực chất là động thái tẩu tán tài sản! Chính vì thế mà cơ quan chức năng không thể kê biên căn nhà ấy. Qua tìm hiểu, Phóng viên được biết trước khi bị khởi tố bắt giam vào cuối năm 2008, Bích Hạnh có một số bất động sản khác nữa nhưng đến ngày Bích Hạnh bị bắt tạm giam thì tất cả bất động sản ấy đều đã được bán, sang nhượng cho một số người khác bao gồm cả thân nhân của Hạnh dưới hình thức mua - bán, cấn trừ nợ…

Với bằng ấy dữ kiện và đặc biệt trong bối cảnh Gia Lai đang là điểm nóng về bể hụi, giựt nợ thì phán quyết như Tòa sơ thẩm tại vụ án này đã tuyên, vô hình trung TAND tỉnh đã không những không răn đe mà lại còn kích ngòi bùng phát tình trạng vay nợ “mát trời” rồi tỉnh bơ phủi tay xù nợ kiểu như Bích Hạnh đã làm với bà Ngọc Xuân!


Thiện Nhân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Họp báo cưỡng chế Dự án Trường Tiểu học và THCS của Cty Tây Đô

Họp báo cưỡng chế Dự án Trường Tiểu học và THCS của Cty Tây Đô

(Thanh tra) - Chiều ngày 11/12, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức họp báo thông tin về việc cưỡng chế thi hành án đối với Công ty TNHH Tây Đô (Cty Tây Đô) có địa chỉ ở số 49 Hạc Thành, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa. Cty Tây Đô là chủ đầu tư dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hóa tại Khu đô thị mới Đông Hương, TP Thanh Hóa.

Trần Lê

20:21 11/12/2024
Cao Bằng: Khởi tố một phụ nữ vì nhổ 25 cây ngô

Cao Bằng: Khởi tố một phụ nữ vì nhổ 25 cây ngô

(Thanh tra) - Cho rằng người khác trồng ngô chặn lối mòn mình thường đi, người phụ nữ 55 tuổi ở Cao Bằng đã dùng tay nhổ 25 cây ngô và bị khởi tố về tội “Huỷ hoại tài sản”.

Trung Hà

15:34 11/12/2024

Tin mới nhất