Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 26/03/2020 - 10:07
Hơn 2 tháng qua, công an các đơn vị, địa phương trong cả nước đã xác minh, làm việc với gần 700 trường hợp đưa tin sai sự thật.
Công an huyện Phúc Thọ (Hà Nội) triệu tập một thanh niên đăng tải thông tin thất thiệt về dịch Covid-19 trên mạng xã hội. (Ảnh: CACC)
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thông tin về tình hình dịch bệnh cũng như các biện pháp phòng tránh luôn được các cơ quan chức năng cập nhật kịp thời. Tuy nhiên, trên mạng xã hội vẫn liên tục xuất hiện nhiều thông tin giả, thông tin chưa được kiểm chứng về dịch bệnh gây hoang mang dư luận.
Bên cạnh đó các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước đã lợi dụng phát tán trên không gian mạng nhiều thông tin sai sự thật, xuyên tạc tình hình dịch bệnh và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong nỗ lực phòng, chống dịch bệnh.
Thống kê của Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, trên không gian mạng Việt Nam đã có hơn 900.000 thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh.
Bên cạnh đó, nhiều đối tượng cũng đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để tung tin thất thiệt hoặc đưa những thông tin thiếu tính xác thực, chưa được kiểm chứng, phỏng đoán theo quan điểm, nhận thức cá nhân nhằm câu view, câu like, gây hoang mang trong dư luận xã hội.
Đơn cử như việc, các đối tượng đã tung tin sai lệch việc bệnh nhân thứ 17 mắc Covid-19 tham dự khai trương hãng thời trang Uniqlo tại phố Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội nhưng thực chất bệnh nhân đã được cách ly từ ngày hôm trước...
Đại úy Phí Văn Thanh, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao cho biết: “Chúng ta đang chống dịch bệnh thì các đối tượng càng gia tăng phát tán các thông tin giả, thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Vì vậy chúng tôi luôn phải làm việc với tinh thần cao nhất để chống loại "virus" này”.
Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng là: thiết lập nhiều trang mạng, hội nhóm, tài khoản Facebook… để tán phát, chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, kích động về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam. Các thủ đoạn phát tán tin sai lệch khá đa dạng, từ thông tin gây sốc về số người chết do mắc Covid-19 tại Việt Nam, đến "tự chế" hướng dẫn cách chữa trị tại nhà như uống rượu, tắm cây sả… từ đó kêu gọi tự chữa bệnh tại nhà, tẩy chay hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời lợi dụng “khoảng trống thông tin” trên các trang mạng chính thống để lồng ghép các thông tin xuyên tạc bịa đặt, gây hoang mang trong dư luận xã hội.
Nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết đã góp nhặt, chia sẻ những thông tin sai sự thật, thậm chí là thông tin của các trang mạng phản động trên trang Facebook cá nhân, vô tình tiếp tay cho việc lan truyền thông tin sai sự thật trên không gian mạng. Nguy hiểm hơn, các đối tượng xuyên tạc, lợi dụng tình hình dịch bệnh, kêu gọi người dân không tin vào các kênh truyền thông chính thống của Việt Nam.
Thượng tá Nguyễn Thành Lợi, Cục An ninh mạng, Bộ Công an cho biết, các thế lực thù địch dùng tất cả mọi điều kiện, mọi cơ hội để chống phá. Vì vậy các đối tượng lợi dụng triệt để tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19 để công kích Chính phủ. Chúng cho rằng Chính phủ bưng bít thông tin; cho rằng năng lực điều hành của Chính phủ trong chống dịch bệnh là yếu kém… từ đó gây ra sự hoảng loạn trong quần chúng nhân dân và gây mất niềm tin và chia rẽ nhân dân với Đảng.
Trước tình hình đó, hơn 2 tháng qua, công an các đơn vị, địa phương trong cả nước đã xác minh, làm việc với gần 700 trường hợp đưa tin sai sự thật. Đã có hơn 300 đối tượng trong nước tung tin giả về dịch Covid-19 trên không gian mạng bị cơ quan chức năng xử lý.
Luật sư Nguyễn Phú Thắng, Công ty Luật Intercode cho rằng, để xảy ra tình trạng vừa nêu, một phần chúng ta chưa xử lý quyết liệt đối với các đối tượng này, việc xử phạt chưa mang tính răn đe cao.
Luật sư Nguyễn Phú Thắng cho rằng cần phải truyền thông mạnh mẽ hơn nữa đối với các trường hợp vi phạm đã bị xử lý nhất là trong bối cảnh hiện nay khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành. Đồng thời các cơ quan bảo vệ pháp luật phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa bởi các quy định pháp luật đã phân quyền đến các quận, huyện để xử phạt những hành vi này.
Cùng với đó, UBND các quận, huyện, công an các quận, huyện, xã cần phải tích cực hơn nữa trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời. Có như thế tình trạng thông tin giả, thông tin thất thiệt trên mạng mới bị đẩy lùi.
Để chung tay chống lại dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, bên cạnh nỗ lực của lực lượng Công an nhân dân trong công tác đấu tranh xử lý các đối tượng vi phạm, rất cần có sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, lên án những hành vi tuyên truyền thông tin sai sự thật, góp phần loại bỏ thông tin tiêu cực, xây dựng một không gian mạng lành mạnh, hữu ích cho xã hội.
Theo Việt Cường/VOV
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 21/11, Công an tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Công an tỉnh Lào Cai, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai tiến hành trục xuất Guan Jun Feng (sinh năm 1971, quốc tịch Trung Quốc) có hành vi hoạt động không đúng mục đích nhập cảnh đã khai báo ban đầu.
Nam Dũng
20:50 21/11/2024(Thanh tra) - Công an TP Hải Phòng cho biết, vào khoảng 0 giờ 15 phút rạng sáng ngày 21/11, tại vũ trường New MDM (lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an TP đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng Công an TP tiến hành kiểm tra vũ trường này.
TK
15:51 21/11/2024Trần Kiên
20:44 20/11/2024Hoàng Nam
20:35 20/11/2024Cảnh Nhật
17:05 20/11/2024Hương Trà
18:49 19/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam