Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chuyện những người gieo chữ

Thứ hai, 22/08/2011 - 15:36

(Thanh tra) - Là một vùng sâu của tỉnh Đồng Nai, Vĩnh Cửu không chỉ là nơi đời sống còn nhiều khó khăn, mà sự học nơi này cũng còn lắm gian nan.

Cô Liên đang chăm chút từng nét chữ cho học sinh Dân tộc

Do nặng gánh mưu sinh, việc học sinh bỏ học, cha mẹ không màng đến chuyện học của con cái là chuyện quá đỗi bình thường ở những xã vùng sâu như Tân An. Tuy nhiên, ở nơi mà sự học vẫn nhẹ tênh như bông cỏ may trong suy nghĩ mọi người, lại có những điều khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Hiểu được những khó khăn của người dân nơi đây, suốt nhiều năm qua, bao nhiêu thế hệ thầy cô giáo đã gửi trọn tâm huyết, niềm tin vào một sự đổi thay để liên tục thay nhau bám dân, mở lớp, gieo chữ giữa núi rừng. 

Chúng tôi về Tân An vào giữa mùa mưa. Cái oi nồng của mùa hè đã qua đi ít nhiều khiến cuộc sống người dân nơi đây bớt ngột ngạt và nặng lòng hơn. Học sinh đã trở lại trường sau những tháng ngày tranh thủ lăn lộn mưu sinh giữa hè.

Tuy nhiên, mùa mưa khiến cho đường tới trường của thầy cô giáo, học sinh ở đây trở nên khó khăn và vất vả. Được mệnh danh là “đường Trường Sơn” của Đồng Nai, đường vào những ấp vùng xa như Cây Xoài càng trở nên trơn trượt và nhầy nhụa bùn đất.

Người dẫn chúng tôi vượt sông, băng rừng về các điểm lẻ của trường tiểu học Tân An là cô Trần Thị Liên, phụ trách phổ cập, xóa mù của trường. Đường đến các điểm lẻ lầy lội không thể tả, xe chúng tôi trượt qua trượt lại và té ngã không dưới 3 lần. Sau hơn 45 phút vật lộn với những đoạn đường còn khó hơn “vượt Trường Sơn”, chúng tôi cũng đến được điểm học Cây Xoài của các cô giáo Lê Đình Mương Liên (lớp 1), Lê Thùy Dương (lớp 2), Đồng Thị Đào (lớp 3).

Theo như lời cô Liên, năm học này điểm Cây Xoài chỉ duy trì được 3 lớp học do các cô Liên, Dương, Đào phụ trách. Các năm trước, điểm Cây Xoài có đến 5 lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 nhưng năm nay vì số lượng học sinh hai cấp lớp 4 và 5 quá ít nên trường không tổ chức lớp mà đưa các em ra điểm chính để học.

Nhìn cảnh các em học sinh nơi đây lấm lem bùn đất, ngồi học mà như đang ngồi chơi, chúng tôi mới hiểu được khó khăn thật sự của các thế hệ thầy cô trong việc uốn nắn, dạy dỗ và làm công tác xóa mù ở đây.

Điểm lẻ Cây Xoài cách Trường tiểu học Tân An hơn 8km, học sinh phần nhiều vẫn không mặn mà với việc học nên nhà trường phải liên tục cắt cử giáo viên về ấp, bám dân, dạy chữ. Để giữ chân được học sinh, ngoài việc động viên, lo sách vở cho các em, các cô giáo còn phải liên tục đến nhà dân vận động các em đến lớp.

Cô Lê Đình Mương Liên là giáo viên kỳ cựu nhất điểm, với 6 năm liên tục công tác tại ấp Cây Xoài. Cô Liên cho biết, nhà cô ở xã Vĩnh Tân cách nơi dạy trên 10km. Năm 2006, cô ra trường và được phân công về đây. Học sinh lớp 1 của cô lúc đó có em chưa biết cầm viên phấn, cây viết ra sao. Chính vì vậy, giáo viên phụ trách lớp 1 rất vất vả khi tập cho các em làm quen với các tư thế ngồi, cầm phấn, viết và nề nếp trường lớp.

Không riêng gì cô Liên, hai cô giáo Dương và Đào nhà cũng ở tận thị trấn Vĩnh An. Để kịp giờ đến lớp, các cô phải khởi hành từ 5 giờ sáng mỗi ngày. Nhiều hôm mưa dầm, đường thành ao, lầy lội không thể đi, các cô phải ngủ nhờ nhà dân. Những tình huống chẳng đặng đừng ấy tại điểm lẻ Cây Xoài là điều vẫn thường xảy ra.

Cô Dương tâm sự: “Ở đây học sinh chỉ học một buổi, nên giáo viên phải tranh thủ kèm thêm cho các em học yếu 15 - 20 phút/buổi học. Tuy nhiên, tụi em phải biết phân bố thời gian hợp lý. Đến giờ tan học mà học sinh còn ngồi trong lớp, phụ huynh đứng ngoài chờ nóng ruột sẽ cằn nhằn, vì họ sợ không kịp về chuẩn bị cho buổi cơm trưa, dẫn tới lỡ buổi đồng chiều”.

Khó khăn vất vả là thế, nhưng vì tình yêu, khát vọng làm cho sự học vùng đất này có sự đổi thay, nên bao thế hệ thầy cô giáo về bản làm công tác phổ cập, xóa mù vẫn không ngừng dốc công, dốc lòng xây dựng tinh thần học tập và hiếu học tại nơi đây. Và “cây đinh ba” Liên - Dương - Đào tiếp tục là những người khai phá mảnh đất cằn khô, khát chữ nơi này.

Thấy chúng tôi hỏi chuyện hơi lâu, cô giáo Đào nóng lòng xin được dừng câu chuyện để trở về lớp. Cô hẹn tới trưa được nói chuyện tiếp vì phải tranh thủ dạy cho các em học sinh. “Mùa này đang là mùa gặt của nông dân ấp Cây Xoài, trời mưa liên tục nên phụ huynh họ không thích phải chờ lâu khi đến đón con. Họ đến đón con xong là quay ra đồng gặt, phơi phóng lúa. Vì vậy các cô ngại sẽ bị phụ huynh trách vì “tội” cho học sinh ra lớp muộn” - cô Đào nói.
(Còn tiếp)

Nguyễn Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm