Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 18/10/2023 - 14:21
(Thanh tra) - Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đề nghị các nhà khoa học, chuyên gia thảo luận làm rõ, vì sao chống tham nhũng quyết liệt vẫn xảy ra nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn; giải pháp đột phá nào để hoàn thiện cơ chế giám sát quyền lực.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương đề nghị làm rõ vì sao vẫn xảy ra nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực lớn
Ngày 18/10, Ban Nội chính Trung ương tổ chức hội thảo góp ý với Báo cáo chuyên đề “Công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, qua 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới”.
Chống tham nhũng, tiêu cực “vừa cấp bách, vừa lâu dài”
Hội thảo được tổ chức để làm rõ, sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực qua 40 đổi mới. Từ đó, kiến nghị, đề xuất quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp, vừa có tính chiến lược, lâu dài, vừa trọng tâm, trước mắt nhằm tiếp tục tạo bước chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực thời gian tới.
“Đây cũng là một trong những chuyên đề phục vụ cho việc chuẩn bị Văn kiện Đại hội XIV của Đảng”, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực Phan Đình Trạc cho hay.
Theo ông Phan Đình Trạc, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã sớm nhận thức và ngày càng xác định rõ hơn về nguy cơ, tác hại của tham nhũng, tiêu cực với Đảng, chế độ và sự nghiệp xây dựng đất nước.
“Đảng ta luôn xác định đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa lâu dài; là “một cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới; giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư và kẻ địch là tệ tham ô, lãng phí, quan liêu”, ông nói.
Vì vậy, trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Ông Phan Đình Trạc nhấn mạnh, qua 40 năm đổi mới, đặc biệt là 10 năm gần đây, từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực do Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo đến nay, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực được lãnh đạo, chỉ đạo ráo riết, quyết liệt, tạo bước tiến mới cả về nhận thức, lý luận; cả về công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực.
Trở lại nội dung hội thảo, Trưởng Ban Nội chính Trung ương đề nghị trao đổi, luận giải rõ, sâu sắc những vấn đề lý luận về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Nhất là làm rõ những bước tiến mới, sáng tạo về nhận thức, tư duy lý luận của Đảng với công tác này qua 40 năm đổi mới? Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện lý luận về công tác phòng chống tiêu cực của Đảng ta là gì?, ông Trạc nêu và cho hay, đây là vấn đề Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất quan tâm, nhiều lần chỉ đạo phải nghiên cứu.
Giải pháp đột phá nào để hoàn thiện cơ chế giám sát quyền lực?
Ông Phan Đình Trạc cũng đề nghị làm rõ vấn đề đặt ra với công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay là gì? Nhất là những vấn đề đặt ra qua xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, nghiêm trọng vừa qua?
“Vì sao, chúng ta chống tham nhũng quyết liệt, xử lý nghiêm nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm, cả cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, nhưng vẫn xảy ra nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, gây bức xúc trong dư luận? Tình trạng một bộ phận cán bộ né tránh, đùn đẩy, sợ sai, không dám làm? Mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng?...”, Trưởng Ban Nội chính Trung ương nêu.
Các chuyên gia, nhà khoa học được đề nghị dành thời gian thảo luận, đề xuất những giải pháp để hướng tới mục tiêu “4 không”. Đó là, không thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng, tiêu cực.
Vấn đề nữa, theo Trưởng Ban Nội chính Trung ương, tham nhũng là “bóng tối vươn theo quyền lực”, là “khuyết tật bẩm sinh của quyền lực”.
“Giám sát, kiểm soát có hiệu quả quyền lực để đảm bảo quyền lực được vận hành công khai, minh bạch, đúng đắn, để quyền lực không bị “tha hóa”, là giải pháp quan trọng để phòng ngừa, trị tận gốc của tham nhũng, tiêu cực”, Trưởng Ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh.
Từ đó, ông đặt vấn đề này, nhiệm vụ, giải pháp đột phá nào để hoàn thiện cơ chế giám sát quyền lực?
Ông Phan Đình Trạc đặc biệt nhấn mạnh, cơ chế giám sát quyền lực cần bảo đảm: ở đâu có quyền lực Nhà nước được thực thi, thì ở đó có giám sát. Mọi quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, phải được ràng buộc bằng trách nhiệm, quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn; lạm dụng, lợi dụng quyền lực phải bị truy cứu trách nhiệm và xử lý nghiêm minh.
Với những lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động có tính khép kín, bí mật thì càng phải chú trọng kiểm soát quyền lực, nhất là kiểm soát từ các thiết chế bên ngoài. Kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của Nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức.
Nhiệm kỳ Đại hội XII, đã xử lý kỷ luật 113 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó 27 cán bộ là Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 cán bộ là Ủy viên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị.
Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay đã xử lý kỷ luật 95 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 19 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 23 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024(Thanh tra) - Ngày 21/11, Kiểm toán Nhà nước tổ chức hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho đội ngũ phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán Nhà nước, nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Trung Hà
10:00 21/11/2024N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý
Vũ Linh
Phương Anh
Phương Hiếu
Hương Giang
Trần Trung