Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 17/04/2020 - 06:34
(Thanh tra)- Những ngày đầu tháng 4/2020, đi giữa những cánh đồng khô khốc, dân du mục ở Ninh Thuận thở dài. Họ rất vất vả khi di chuyển đàn cừu hàng trăm con đi liên tục cả chục km để tìm thức ăn và nước uống.
Nắng hạn kéo dài, những đàn cừu Ninh Thuận đang đối mặt với tình trạng thiếu nước và thiếu thức ăn. Ảnh: Khoa Lê
Ninh Thuận đang đối diện với hạn hán khốc liệt bởi nắng nóng kéo dài. Các hồ chứa, kênh thủy lợi ở Ninh Thuận dần cạn khô đáy. Hiện, 21 hồ chứa nước hầu hết đều ở mực nước chết. Hàng nghìn hécta đất nông nghiệp của bà con nông dân phải ngưng sản xuất, vật nuôi đang vật vã vì thiếu nước.
Riêng, tại huyện Thuận Nam, nơi “tâm hạn” của Ninh Thuận, đến thời điểm này, mực nước tại các hồ thủy lợi chủ lực trên địa bàn như: Hồ Tân Giang, Sông Biêu, Núi Một, CK7 từ 0,68 đến gần 1,39 triệu m3, mực nước chưa đến 10% tổng dung tích thiết kế của các hồ.
Nhiều hồ chứa khác ở mực nước chết. Thiếu nước, toàn huyện Thuận Nam đã ngưng sản xuất lúa là 2.800ha và hơn 1.000ha cây màu các loại.
Tại huyện Thuận Nam, hơn 54.000 con cừu đang đối mặt với tình trạng thiếu thức ăn và nước uống. Mỗi ngày, các du mục ở đây phải di chuyển đi cừu đi xa từ 5 đến 10km để tìm nguồn nước uống và thức ăn.
Trên cánh đồng khô khốc, ông Báo Hùng Cường, thôn Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam thở dài nói: “Ở xã Phước Nam có một hồ nước nhưng hiện giờ cũng đã nhiễm mặn, gia súc không uống được. Chủ yếu gia súc uống nước sinh hoạt từ gia đình. Từ năm ngoái đến nay không có mưa nên bà con rất khổ. Cỏ thì cháy khô, nguồn nước thì thiếu hụt. Bây giờ không còn gì cho gia súc ăn nữa… trong khi giá rơm còn lên. Năm trước một cuộn rơm chỉ có 20.000 - 25.000 đồng nay tăng lên giá 30.000 - 35.000 đồng mà không có rơm để mua”.
Hàng ngày, vợ ông Cường phải mang cơm từ nhà đến tận cánh đồng để ông ăn trưa, vì đến chiều tối ông mới về. Ông cho biết, phải hạn chế di chuyển đàn gia súc không chúng bị suy nhược cơ thể vì nắng nóng.
Trước những khó khăn trên, để giúp người dân an tâm sinh hoạt và ổn định đời sống, huyện Thuận Nam đã đề xuất các cấp, các ngành và UBND tỉnh hỗ trợ khi phí hơn 11 tỷ đồng để huyện đào 5 ao chống hạn tại các xã Phước Ninh, Phước Nam và Phước Hà; khoan giếng, đào giếng, nạo vét ao và hỗ trợ giống sản xuất khi có mưa và thức ăn cho đàn gia súc…
Ông Lê Huyền, Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam cho biết: “Trước tình hình nguồn nước ngày càng thiếu hụt, chúng tôi đã bảo đảm được nước sinh hoạt cho bà con, ưu tiên nước cho các cây trồng lâu năm và nước cho chăn nuôi. Huyện đã chỉ đạo cho các địa phương rà soát, tổng hợp số hộ có liên quan sản xuất nông nghiệp chịu tác động của hạn hán để có cơ sở hỗ trợ kịp thời trong thời gian sớm nhất”.
Khoa Lê
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Hoàng Nam
15:38 22/11/2024Hải Hà
21:28 20/11/2024Hoàng Nam
20:46 20/11/2024Uyên Phương
11:48 20/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương