Theo dõi Báo Thanh tra trên
TS Ngô Quốc Đông Viện Nghiên cứu Tôn giáo
Thứ ba, 12/10/2021 - 11:46
(Thanh tra) - Việc xuất hiện tín đồ vùng Công giáo Tây Bắc là do công cuộc truyền giáo của các giáo sĩ thuộc Hội thừa sai Paris. Ngay từ ban đầu việc ưu tiên truyền giáo cho người dân tộc thiểu số không phải là lựa chọn ưu tiên của các linh mục người Pháp.
Nhà thờ đá Sapa được xây dựng vào năm 1935 (đầu thế kỉ XX). Công trình này được chính những kiến trúc sư người Pháp, thiết kế và dựng lên. Đây là công trình được coi là dấu ấn duy nhất còn vẹn toàn của người Pháp ở trên mảnh đất Sapa. Ảnh: Internet
Đặc điểm về hình thành Công giáo tại Tây Bắc
Việc xuất hiện tín đồ vùng Công giáo Tây Bắc là do công cuộc truyền giáo của các giáo sĩ thuộc Hội thừa sai Paris. Ban đầu họ được cử đến để làm mục vụ cho binh lính người Pháp. Sau đó một số giáo sĩ phục vụ trong quân đội Pháp đã kết hợp luôn chăm lo nhu cầu tâm linh cho sĩ quan và binh lính Pháp với việc truyền giáo cho người Kinh. Ngay từ ban đầu việc ưu tiên truyền giáo cho người dân tộc thiểu số đã không phải là một lựa chọn ưu tiên của các linh mục người Pháp.
Riêng ở Lào Cai là địa điểm đầu tiên xuất hiện việc truyền giáo cho đồng bào Hmông ở vùng Tây Bắc. Giáo sĩ đầu tiên truyền giáo ở Sa Pa cho người Hmông là cố đại đại uý đồng thời là giáo sĩ Savina, có tên tiếng Việt là Cha Vị (thuộc Hội Truyền giáo nước ngoài Paris, gọi tắt là MEP).
Năm 1924 - 1925 Savina mời thêm hai đoàn giáo sĩ người Hmông ở Vân Nam thuộc Hội Truyền giáo lục địa Trung Quốc (Chinese Inland Missions) vào Sa Pa tăng cường truyền đạo.
Từ 1921, thời điểm Savina rửa tội cho Mã A Thông thôn Hang Đá (xã Hầu Thào, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai), đến năm 1985, qua bao biến động vẫn còn 65 hộ gia đình Hmông Sapa giữ đạo. Cho đến trước năm 1980, ước tính người Hmông Việt Nam chỉ đi theo Công giáo với số lượng xấp xỉ 20 ngàn người chủ yếu chỉ tập trung ở các trung tâm hành chính và quân cự của người Pháp ở huyện Sa Pa, Bắc Hà, Bảo Thắng… Đa số người Hmông vẫn còn theo tôn giáo truyền thống.
Như vậy đặc điểm nổi bật của việc xuất hiện các xứ họ đạo ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc cơ bản bắt nguồn từ việc phục vụ nhu cầu tôn giáo cho sĩ quan và binh lính người Pháp tham chiến tại Đông Dương trước năm 1954.
Chẳng hạn, tại tỉnh Hà Giang, trước năm 1945, trên địa bàn thị xã Hà Giang đã có một nhà thờ Công giáo. Nhà thờ này chỉ dành cho các công chức, binh lính người Pháp. Do sự tàn phá của thời gian cũng như chiến tranh nên nhà thờ này hiện không còn. Tuy vậy tư liệu lịch sử trên cho thấy Công giáo đã có mặt tại Hà Giang trước Cách mạng tháng Tám, cho dù tín đồ ban đầu ở Hà Giang không hẳn hoàn toàn là người Việt.
Theo tư liệu của Ban Dân vận Tỉnh ủy Sơn La, trước năm 1954, đã có linh mục người Pháp đến đây truyền đạo. Các linh mục đến và ở đây khoảng 3 đến 5 năm để truyền đạo cho người Thái ở khu vực thị trấn Thuận Châu, nhưng không thu nhận được kết quả gì.
Còn tại Lai Châu, từ thời Pháp đã có cơ sở của đạo Công giáo. Một số viên chức làm việc cho Pháp theo đạo nhưng sau năm 1954 họ đi vào Nam.
Đặc điểm về phân bố
Về mặt địa lý hành chính đạo thì hầu như toàn bộ vùng Tây Bắc nằm trong quyền quản lý của Giáo phận Hưng Hóa, với 9 tỉnh trong vùng. Một phần khác thuộc về quản lý của giáo phận như Hà Nội, Phát Diệm, Bắc Ninh, Lạng Sơn.
Tính đến năm 2015, riêng Giáo phận Hưng Hóa có 95 giáo xứ, 570 giáo họ với 235.000 tín đồ, tỷ lệ 3,9%. Về nhân sự, có 85 linh mục gồm 75 linh mục giáo phận và 10 linh mục dòng tu (Đaminh, Hiến sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Thừa Sai Đức Tin…), 110 đại chủng sinh đang theo học tại các chủng viện, 63 tiền chủng sinh, 60 tu sinh; 2 nữ tu dòng Thánh Phaolô Chartres, 6 nữ tu dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ, dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa với 270 nữ tu, 45 tập sinh, 130 đệ tử, 3.030 giáo lý viên.
Về độ đậm nhạt của tín đồ, Công giáo vùng Tây Bắc chủ yếu tập trung ở tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang. Còn lại các tỉnh khác đến nay con số tín đồ không quá 4.000 người. Sự tập trung đông ở vùng này bởi vì nó là vùng trung du, nơi có đa số người Việt sinh sống. Mặt khác, một số tập trung là do các trụ sở hành chính của thực dân Pháp đã tác động đến các hoạt động của Công giáo.
Đặc điểm cư trú Công giáo Tây Bắc trước 1954 phụ thuộc vào các cơ sở hành chính tỉnh lỵ của Pháp xây dựng. Đồng thời cũng phụ thuộc vào các trục giao thông chính.
Ngoài ra nhìn lại lịch sử cũng cho chúng ta thấy mức độ tập trung Công giáo ở Tây Bắc hoàn toàn phụ nhiều vào các cuộc di cư lên làm kinh tế vào thế kỉ XX. Các cư dân miền xuôi như Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hà Tây (cũ, nay là Hà Nội)… di cư lên làm kinh tế và mang theo cả tôn giáo của mình. Họ tập hợp thành các làng mạc gần nhau và do cùng một tôn giáo nên dần dần nơi cư trú hình thành các điểm sinh hoạt tôn giáo là các điểm giáo, họ đạo, xứ đạo.
Nhìn chung trước năm 1954 ở Tây Bắc có 3 nhóm cư dân Công giáo: Nhóm cư dân đạo gốc từ đầu thế kỉ 20, chủ yếu là người Kinh (tập trung phần lớn ở Phú Thọ); nhóm cư dân theo Công giáo là người dân tộc (chủ yếu là người Hmông ở Lao Cai, Yên Bái) và nhóm sĩ quan và quân nhân người Pháp theo Công giáo.
Sau 1954, nhóm này được thay thế bằng nhóm người Kinh từ dưới miền đồng bằng lên làm kinh tế mới tại Tây Bắc từ những thập niên 60 đến 90 của thế kỉ XX.
Đặc điểm về thành phần tộc người
Riêng với miền núi phía Bắc Việt Nam là nơi cư trú lâu đời của nhiều dân tộc. Trong đó, dân tộc Tày, Nùng sinh sống chủ yếu ở phía Đông Bắc; dân tộc Thái, Mường tập trung ở phía Tây Bắc; dân tộc Hmông, Dao… có ở cả Đông và Tây Bắc. Cũng như các dân tộc khác, mỗi dân tộc ở đây đều có tôn giáo, tín ngưỡng riêng của họ. Cho đến hết nửa đầu thế kỷ XIX, cư dân miền núi phía Bắc Việt Nam chưa hề biết đến Công giáo.
Nửa sau thế kỷ XIX, với sự hiện diện của những tín đồ người Kinh, Công giáo đã có mặt ở vùng miền núi phía Bắc. Sau đó, các thừa sai bắt đầu công cuộc truyền giáo tới các dân tộc thiểu số.
Cho đến năm 1954, Công giáo đã có mặt ở hầu khắp miền núi phía Bắc, với hàng nghìn tín đồ thuộc nhiều thành phần dân tộc khác nhau: Kinh, Tày, Nùng, Hmông…
Hiện nay đa số tín đồ Công giáo ở vùng Tây Bắc là người Kinh. Tuy nhiên nhìn vào thành phần tộc người thì ước tính cho đến nay có khoảng 20.000 người tín đồ trên tổng số hơn 200.000 tín đồ ở Tây Bắc là người đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó đông nhất phải kể đến các tín đồ Công giáo là người Hmông, tập trung chủ yếu ở Lào Cai, Yên Bái, vùng Tây Thanh Hóa, Tây Nghệ An. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo Tây Bắc thì số giáo dân là người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 12-15% số tín đồ toàn vùng.
Đặc điểm về cộng đồng tôn giáo tộc người
Có một thực tế là, quá trình phát triển kinh tế thị trường, việc chuyển đổi canh tác kèm theo sự suy giảm của diện tích rừng đã ảnh hưởng đến các cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ. Trong khi các liên kết cộng đồng qua vai trò của già làng, qua lợi ích kinh tế cộng đồng không ổn định thì yếu tố tôn giáo lại nổi lên như một chất keo kết dính cộng đồng dân tộc thiểu số một cách bền chặt.
Công giáo là tôn giáo lớn nhất ở Tây Bắc hiện nay, đã thành một phần quan trọng trong sinh hoạt văn hóa và đời sống tinh thần của cư dân nơi đây. Công giáo đã trở thành một thiết chế tạo liên kết chặt chẽ, ổn định, tồn tại xuyên thời gian và các thể chế chính trị. Đặc điểm của cộng đồng Công giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số là liên kết chặt chẽ, dưới sự thống nhất điều hành chung về sinh hoạt đạo theo các cơ cấu hành chính đạo từ cấp giáo phận đến giáo hạt, giáo xứ, giáo họ và các điểm truyền giáo.
Tính cộng đồng tôn giáo tộc người thể hiện mạnh mẽ ở việc lấy niềm tin tôn giáo làm yếu tố gắn kết các nhóm sắc tộc. Các linh mục ở địa bàn Tây Bắc thường là các linh mục có kinh nghiệm, nên có khả năng hội nhập văn hóa và sáng tạo rất cao trong các phương thức truyền giảng, giữ tín đồ, quảng cáo hình ảnh của tôn giáo mình. Có nhiều người biết đưa nghi lễ phụng vụ gắn với các phong tục truyền thống của đồng bào, dịch Kinh Thánh sang tiếng dân tộc... Nhìn chung họ là những người giỏi, là hạt nhân để giữ đạo và phát triển đạo.
Riêng quá trình phát triển của đạo Tin lành ở Tây Bắc từ năm 1990 đến nay thực sự đã hình thành nên một “thiết chế tôn giáo- tộc người” ở cộng đồng Tin lành vùng Tây Bắc. Đặc điểm của thiết chế này là có chất liên kết là tôn giáo, nên mang tính nhạy cảm cao và bên cạnh yếu tố văn hóa tộc người thì cộng đồng này lấy niềm tin tôn giáo là sợi dây gắn kết chính giữa các cá nhân, tạo thành các nhóm sắc tộc cùng sở hữu chung các niềm tin tôn giáo.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...
Văn Thanh
12:44 22/11/2024(Thanh tra) - Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Mường Ảng (Điện Biên) phát huy hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giúp diện mạo các địa bàn còn nhiều khó khăn đổi thay, tạo sinh kế, việc làm… giúp cải thiện đời sống Nhân dân, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 22,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 18,04%.
Trần Trung
11:43 22/11/2024Thái Hải
11:24 22/11/2024Ngọc Phó
10:36 22/11/2024Kim Thành
21:13 21/11/2024Hoàng Nam
16:03 21/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân