Theo đó, xây dựng và tổ chức hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP trên địa bàn toàn TP gồm 3 ngành: Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại 3 đơn vị thường trực là Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản và các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. 

Sở Y tế là cơ quan đầu mối thường trực triển khai Kế hoạch cảnh báo nhanh về ATTP.

Tiếp nhận, xử lý thông tin, đưa ra biện pháp quản lý cảnh báo về ATTP trên địa bàn TP, từ đó đưa ra các biện pháp cảnh báo nhanh cho cộng đồng.

Các đơn vị đầu mối có trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP tổ chức kiểm tra giám sát chất lượng nhóm thực phẩm trên địa bàn TP theo phân cấp; xây dựng, tổ chức hệ thống/bộ máy cảnh báo nhanh về ATTP trên địa bàn toàn TP với 3 cấp: TP; quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.

Các điểm cảnh báo ATTP từ TP xuống quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn có quyết định thành lập hệ thống cảnh báo nhanh, phân công cụ thể cán bộ phụ trách tiếp nhận thông tin và được kết nối hoạt động với điểm cảnh báo trung tâm.

Cán bộ quản lý ATTP cấp TP, quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn tham gia hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP được bồi dưỡng kiến thức về cảnh báo nhanh ATTP; thông tin cảnh báo về ATTP, sự cố khẩn cấp về ATTP được quản lý, xử lý kịp thời, có hiệu quả, cảnh báo nhanh cho cộng đồng.

UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng Kế hoạch, triển khai các hoạt động theo kế hoạch tại địa phương đúng tiến độ, thời gian, mục tiêu. Quyết định thành lập hệ thống cảnh báo nhanh, xây dựng điểm cảnh báo cấp 1, cấp 2 trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, triển khai các điểm tiếp cận thông tin - xử lý thông tin tại địa bàn.

Xử lý, giải quyết các vấn đề ATTP trên địa bàn dựa trên thông tin cảnh báo từ hệ thống cảnh báo nhanh, phân tích nguy cơ ATTP. Phối hợp các đơn vị chức năng tuyến TP trong công tác thanh kiểm tra, giám sát phát hiện sự cố về ATTP, phòng chống và xử lý ngộ độc thực phẩm theo phân cấp.

Hồng Lê