Đông y đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp y học cổ truyền.

Trong hướng dẫn Bộ Y tế nêu rõ lựa chọn thuốc cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền (YHCT) trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2 ban hành kèm theo công văn này tùy theo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh YHCT; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2.

Về bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 theo y học cổ truyền đây là loại ôn dịch có tên “cảm mạo ôn bệnh”. Y học cổ truyền giải thích, bệnh Ngoại cảm ôn bệnh là tên gọi chung của những bệnh ngoại cảm với những đặc điểm: Khởi phát với phát sốt, bệnh cảnh thiên về nhiệt, diễn biến theo quy luật, bệnh thường cấp tính, diễn tiến nhanh, bệnh cảnh thường nặng.

 
PSG. TS Vũ Nam, Giám đốc bệnh viện Y học Cổ truyển Trung ương

Nguyên nhân gây bệnh do mùa đông cảm nhiễm phong hàn chưa đủ sức gây bệnh thành phục tà (đông vu thương hàn xuân tất bệnh ôn) khi đến mùa xuân gặp các yếu tố thuận lợi phát thành dịch lệ. Tà khí theo đường phế vệ hoặc vào miệng, hầu họng vào phế. Tùy theo chính khí của mỗi người hoặc phối hợp thêm các nguyên nhân như: nhiệt, thấp, đàm, ... mà thời gian phát bệnh, nhiều thể bệnh và mức độ bệnh lý nặng nhẹ khác nhau trên lâm sàng.

Y học cổ truyền điều trị theo phương pháp điều hòa nhiệt giải độc, tăng đề kháng cơ thể, một trong thảo dược được sử dụng nhiều trong bài thuốc y học cổ truyền chống dịch SARS-Cov-2 chính là Hạ Khô Thảo.

Theo tìm hiểu tên gọi là hạ khô thảo vì vào mùa hạ cây khô lại, chỉ tươi tốt vào mùa xuân, là loại cây thân thảo, sống nhiều năm, cao 20 - 40 cm, có thể tới 70 cm, thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài. Cụm hoa bông gồm nhiều xim co ở đầu cành màu lam đậm hay tím nhạt. Quả bế nhỏ, cứng, có 4 ô.

Cây mọc hoang ở vùng rừng núi Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và một số tỉnh khác như Hà Giang, Lai Châu, Kon Tum... Bộ phận dùng làm thuốc là bông hoa, thu hái khi nào hoa ngả sang màu nâu, mang về phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

Lương y Vũ Quốc Trung (hội viên Hội Đông y Việt Nam)

Trao đổi với phóng viên, PSG. TS Vũ Nam, Giám đốc bệnh viện Y học Cổ truyển Trung ương cho biết, Hạ khô thảo là vị thuốc dân gian được dung trong y học cổ truyền có thể dùng với tác dụng thanh lọc, giải nhiệt cho cơ thể người.

Chính vì tác dụng thanh lọc, giải nhiệt, Hạ Khô Thảo giúp người bệnh nhiễm SARS-Cov-2 khỏe hơn.

Nói kỹ hơn về Hạ khô thảo, lương y Vũ Quốc Trung (hội viên Hội Đông y Việt Nam) cho biết: “Hạ khô thảo là một trong những vị thuốc trong đông y. Hoa, lá cành của cây đều có tác dụng chữa bệnh.

Đây là loại cây có vị đắng, cay, tính hàn, không độc. Trong thành phần hóa học có các hoạt chất sinh học. Cây có tác dụng bình gan (điều hòa gan), thanh nhiệt, sát trùng, tiêu độc, lợi tiểu”, ông nói,

Ngoài ra, lương y Vũ Quốc Trung cũng đánh giá: “Hạ khô thảo còn dùng cho những người tang huyết áp, đau mắt đỏ, tiểu tiện bí, mụn nhọt, viêm tử cung, cước khí. Lượng dùng 1 ngày là từ 10-15 gam, sắc uống”.

Hiện tại, Việt Nam đang có diễn biến của dịch Covid-19, lương y Vũ Quốc Trung đánh giá, Hạ khô thảo có thể dùng được để tang cường hệ miễn dịch cho cơ thể người.

Ví dụ về bài thuốc của Hạ khô thảo: Chữa tăng huyết áp: Hạ khô thảo 40g rửa sạch, phơi khô, sắc chia làm 2 lần uống trong ngày, sau hai bữa cơm. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 7 ngày, rồi uống tiếp tục như thế từ 2 - 4 đợt tuỳ bệnh nặng nhẹ. Hoặc hạ khô thảo, bồ công anh, hạt muồng ngủ sao, mỗi vị 20g; hoa cúc, lá mã đề, mỗi vị 12g, sắc uống. Hoặc đậu đen 50g, hạ khô thảo 30g, đường trắng 20g. Hạ khô thảo đem sắc lấy nước ninh với đậu đen cho nhừ, chia ăn vài lần trong ngày, có tác dụng hạ huyết áp.

Chữa đau mắt đỏ, làm sáng mắt: Hạ khô thảo 10g, hoa cúc trắng 12g, lá dâu 10g, gạo tẻ 50g, đường phèn (hoặc đường kính trắng) vừa đủ. Cúc trắng, lá dâu, hạ khô thảo rửa sạch, đun lấy nước, bỏ bã. Cho gạo tẻ, đường phèn vào, nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày ăn hai lần cháo nóng. Bài thuốc có công dụng khu phong, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, chữa đau mắt đỏ, Những người vị hư hàn, tiêu chảy mạn tính không được dùng.

Dưỡng da, giảm nếp nhăn và vùng thâm quanh mắt: Hạ khô thảo 10g, lá dâu 30g, 10ml nước ép quả dưa chuột.  Cho hạ khô thảo và lá dâu vào ấm sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Lọc lấy nước để nguội, đổ nước ép dưa chuột vào. Dùng nước đó bôi đắp lên mặt, 15 phút sau bỏ ra rửa sạch mặt…

Hương Vân