Chiều 30/03, buổi tọa đàm trực tuyến “Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng, chống dịch bệnh do virus” tại Hà Nội. Trong buổi tọa đàm, các chuyên gia về Y học cổ truyền đã thảo luận và làm rõ hơn về vai trò của Y học cổ truyền sau công văn 1306/BYT-YDCT của Bộ Y tế.

Công văn ra ngày 17/3 chỉ dẫn: Có thể tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp y học cổ truyền (YHCT). Bên cạnh những chỉ dẫn khái quát về bệnh Covid-19, công văn 1306 của Bộ Y tế cũng đưa ra nhiều bài thuốc và nêu rõ các bài thuốc YHCT có thể áp dụng vào từng giai đoạn của bệnh.

leftcenterrightdel
 Tọa đàm trực tuyến “Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng, chống dịch bệnh do virus” tổ chức tại Hà Nội ngày 30/03 vừa qua

Các chuyên gia đều đánh gia cao vai trò của YHCT trong chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, họ cũng khẳng định những tác dụng của nhiều loại thảo mộc trong phòng chống bệnh do virus, đặc biệt là phòng chống các bệnh viêm đường hô hấp do virus gây ra.

Theo nghiên cứu trên của Viện Y học ứng dụng Việt Nam, các loại thảo dược này gồm: Kim ngân hoa, Hoa Cúc, La Hán Quả, Hạ Khô Thảo, Tiên Thảo, Hoa Mộc Miên, Đản Hoa, Bung Lai và Cam Thảo. Đây là bài thuốc cung đình cổ xưa giúp thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tăng cường miễn dịch, phòng chống một số rối loạn chuyển hóa như đường máu, mỡ máu cao.

9 loại thảo mộc này kết hợp với nhau, chúng có thể tạo nên vị thuốc gồm “quân - thần - tá - sứ, giúp chống viêm, giảm đau, hạ sốt, tăng cường bài tiết dịch, tăng miễn dịch phòng chống nhiễm khuẩn.

Trong đó quân dược hay chủ dược là kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt giải độc, phòng trách ôn bênh, dịch bệnh. Trị các chứng viêm, các chứng do virus, tiêu viêm, kháng viêm. Thường chữa bệnh liên quan đến đến nhiệt độc, ho, sốt. Các bệnh lý liên quan đến tiêu độc như mẩn ngứa, mụn nhọt, mề đay rất hiệu quả.

Thần dược giúp cho kim ngân hoa gồm cúc hoa trị cảm nhiệt, thanh can, sáng mắt, hạ huyết áp. Hạ khô thảo có thể thanh nhiệt, giáng hỏa. Lợi tiểu mát gan, sát trùng, tiêu độc, gan mật nhiệt, huyết áp cao. Còn La Hán Quả có thể giải nhiệt, giúp cơ thể thư thái, chữa ho, thanh nhiệt, chữa tiện bí...

Tá dược gồm Tiên Thảo, Hoa Mộc Miên, Đản Hoa, Bung Lai hỗ trợ thanh nhiệt, hóa đờm, trị ho, hạ huyết áp. Trong khi thảo dược Tiên Thảo lại giúp giải khát, hoa Mộc Miên làm se, tiêu viêm, sát khuẩn, thông huyết, là dược liệu được sử dụng nhiều trong trị liệu. Thảo dược Đản Hoa lại thông phế khí, tiêu đàm, thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp. Và Bung Lai trị cảm lạnh, đau đầu, tiêu hoá kém, trướng bụng, ỉa chảy; viêm gan.

Sứ là cam thảo, điều hòa, thanh nhiệt, giải độc. Theo nhiều công trình nghiên cứu, cam thảo có tác dụng giải độc rất cao, làm tốt cho tế bào gan, kháng viêm, kháng histamin, chống ổ loét dạ dày, giảm đau. Giảm đau dạ dày. Uống cam thảo cắt cơn đau.

Cam thảo còn tăng chức năng tim mạch. YHCT cho rằng cam thảo vị ngọt, tính bình, tùy vị. Chính vì vậy, cam thảo có tác dụng ôn trung (bổ trung huyết khí), nhuận phế chỉ khát (cắt cơn khát), thanh nhiệt giải độc (tăng tác dụng của các vị thuốc khác), giải độc hàng trăm thứ dược, tà độc. Với rất nhiều tác dụng như vậy cam thảo còn được gọi là quốc lão, vương dược.

Đây là các loại thảo dược tốt, có thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày thông qua các bài thuốc đơn giản như sao chế cùng nhau, tạo ra trà thanh nhiệt. Chúng cũng được ứng dụng trong bài thuốc hỗ trợ phòng, chống các bệnh do virus gây ra. Điển hình là những bài thuốc do Bộ Y tế khuyến nghị sử dụng trong công văn 1306/BYT_YDCT ban hành ngày 17/3 vừa qua.

Theo PGS Nguyễn Xuân Ninh, trong tình trạng virus SARS-Cov-2 đang lan rộng hiện nay, cùng với những khuyến nghị trong công văn của Bộ Y tế vừa đưa ra, có thể sử dụng các thảo dược này để vận dụng, đưa vào những bài thuốc hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Hương Vân