Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP Hồ Chí Minh (1.255), Bình Dương (483), Đồng Nai (390), Tây Ninh (185), An Giang (174), Sóc Trăng (109), Bạc Liêu (102), Kiên Giang (92), Tiền Giang (82), Cà Mau (80), Bình Thuận (78), Long An (70), Trà Vinh (57), Gia Lai (43), Khánh Hòa (40), Bình Định (36), Phú Thọ (35), Đồng Tháp (34), Nghệ An (29), Cần Thơ (23), Thanh Hóa (21), Bà Rịa - Vũng Tàu (18), Hậu Giang (18), Vĩnh Long (15), Bình Phước (14), Nam Định (12), Quảng Bình (11), Đắk Nông (11), Quảng Ngãi (10), Hà Nam (10), Quảng Nam (10), Hà Nội (9), Lâm Đồng (8 ), Bến Tre (7), Bắc Ninh (6), Kon Tum (6), Sơn La (5), Ninh Thuận (5), Phú Yên (4), Hà Tĩnh (3), Quảng Trị (3), Hà Giang (3), Hải Phòng (2), Vĩnh Phúc (2), Bắc Giang (2), Hòa Bình (2), Thái Bình (1), Lạng Sơn (1), Thái Nguyên (1), Hải Dương (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP Hồ Chí Minh giảm 92 ca, Đắk Lắk giảm 77 ca, Gia Lai giảm 50 ca.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh tăng 133 ca, Đồng Nai tăng 85 ca, Cà Mau tăng 34 ca. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 3.373 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 877.537 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 154/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.911 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 kể từ ngày 27/4 đến nay: Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 872.811 ca, trong đó có 795.307 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 1/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn.

17 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Kon Tum, Hưng Yên, Điện Biên, Thái Nguyên, Hòa Bình.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (422.201), Bình Dương (227.328), Đồng Nai (60.081), Long An (33.999), Tiền Giang (15.331).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.541; tổng số ca được điều trị khỏi: 798.124; số bệnh nhân nặng đang điều trị là: 3.041 ca.

Trong ngày ghi nhận 71 ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh (41), Bình Dương (12), Long An (5), An Giang (4), Sóc Trăng (3), Ninh Thuận (2), Đồng Nai (2), Quảng Ngãi (1), Hà Nội (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 77 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 21.487 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.

So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 103.943 xét nghiệm cho 217.370 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4 đến nay, đã thực hiện 21.349.316 mẫu, cho 58.560.149 lượt người.

Trong ngày 20/10, có 1.728.941 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 68.809.880 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 49.352.317 liều, tiêm mũi 2 là 19.457.563 liều.

Ngày 21/10, Bộ Y tế chỉ đạo ngành Y tế tỉnh Bắc Ninh, Thanh Hóa, Phú Thọ tiếp tục mở rộng điều tra dịch tễ, truy vết thần tốc, lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần và có liên quan với các bệnh nhân, thực hiện cách ly y tế kịp thời và đảm bảo không để lọt các trường hợp tiếp xúc gần.

Ngoài ra, Bộ Y tế có văn bản gửi Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, y tế các bộ, ngành về việc hướng dẫn quy trình xác minh thông tin và tiêm chủng vắc xin COVID-19.

Phương Anh