TS Đào Xuân Hưng, Tổng Biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo cho biết: Tái chế và tái sử dụng tro, xỉ, thạch cao vào sản xuất và các hoạt động kinh tế khác, sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là lợi ích và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chuyển giao những công nghệ hiện đại, hướng tới phương thức sản xuất thân thiện với môi trường.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường với mong muốn thông qua hội thảo này, góp phần truyền thông chính sách Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 vào đời sống thực tiễn, nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp - doanh nhân và người dân về việc tăng cường quản lý, xử lý, tái chế và sử dụng tro xỉ, thạch cao, góp phần giảm bớt phát thải gây ô nhiễm môi trường và hiệu ứng khí nhà kính, vì môi trường sống xanh cho cộng đồng xã hội, đó cũng là tiêu chí để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời đại số.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe nhiều tham luận và các ý kiến thảo luận của các diễn giả, các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà khoa học chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp, khuyến nghị đối với công tác quản lý, xử lý và sử dụng tro xỉ, thạch cao hướng đến nền kinh tế tuần hoàn phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.

Đồng thời, các doanh nghiệp phát thải tro xỉ, thạch cao và doanh nghiệp xử lý, tái chế, tiêu thụ tro xỉ, thạch cao cũng nêu ra những khó khăn trong xử lý, tái chế, tiêu thụ tro xỉ, thạch cao.

Các cơ quan quản lý Nhà nước thông tin cụ thể những điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đối với quản lý, xử lý và tiêu thụ tro xỉ, thạch cao.

Thái Hải