Trong khuôn khổ tọa đàm các diễn giả trình bày các vấn đề về:  “Tổng quan về chữ Quốc Ngữ của Việt Nam, các nghiên cứu về lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ: Hành trình truy tìm nguồn gốc chữ Quốc Ngữ cho Việt Nam qua nhiều tài liệu gốc lưu trữ tại nhiều thư viện cổ kính ở châu Âu, đặc biệt ở Pháp-Ý-Bồ Đào Nha và vai trò Chữ Quốc Ngữ trong tiến trình phát triển Văn hóa – Xã hội Việt Nam. Vai trò của những người đi đầu sử dụng chữ Quốc Ngữ Việt Nam, chữ Hán thoái vị - Chữ quốc ngữ lên ngôi, vai trò của chữ Quốc Ngữ với thành tựu văn học Việt Nam thời kỳ 1930 – 1945.

Đây là một trong những hoạt động Văn hóa, Nghệ thuật, Khoa học của Đại học Văn Lang nhằm gắn các hoạt động đào tạo với thực tiễn với mục tiêu đưa đại học Văn Lang trở thành một trong những trung tâm hoạt động Văn hóa nghệ thuật lớn tại TP.Hồ Chí Minh

Ngày 28/12/1918 vua Khải Định ra đạo dụ bãi bỏ khoa cử nho học mà khoa thi năm 1919 là khoa thi chữ Hán cuối cùng của nước ta, mở ra thời kỳ Chữ Quốc Ngữ lên ngôi trong phạm vi toàn quốc.

P.V