Ngày 5/12, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh khánh thành giai đoạn 1 chùa Trúc Lâm Cô Tô. Đây là công trình văn hoá tâm linh được xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hoá.

“Nếu như tính thời điểm có điện lưới quốc gia về với Cô Tô từ tháng 10/2013 thì mỗi năm, lượng khách du lịch đổ về huyện đảo này tăng gấp đôi năm trước. Vì vậy, đời sống của người dân nơi đảo xa này được nâng cao, kinh tế phát triển bền vững. Chùa Trúc Lâm Cô Tô hoàn thành giai đoạn 1 đi vào hoạt động đã tạo thêm một điểm đến du lịch ấn tượng cho huyện đảo, góp phần cải thiện đời sống về tinh thần của người dân nơi đây", ông Nguyễn Việt Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Cô Tô chia sẻ.

Chùa Trúc Lâm Cô Tô được xây dựng tại khu đồi truyền hình, bên cạnh di tích lịch sử đền thờ Đại Đội Ký Con có tổng diện tích hơn 2,5ha chia thành các phân khu như: Cổng tam quan, lầu chuông, lầu khánh, tòa Tam Bảo, nhà thờ tổ, nhà tăng, nhà thờ mẫu, nhà khách, khuôn viên cảnh quan.

Riêng giai đoạn 1 triển khai xây dựng tòa Tam Bảo làm bằng chất liệu gỗ lim, với diện tích mặt sàn 270m2. Kiến trúc theo lối chùa cổ truyền thống, mái cong và lợp ngói hài, tường bao xây gạch đặc, miết mạch không trát với hoa văn hoạ tiết thời Trần mang đậm chất kiến trúc đặc trưng của dân tộc.

chua truc lam co to- cot moc van hoa tam linh o dao tien tieu cua to quoc hinh 1
 
chua truc lam co to- cot moc van hoa tam linh o dao tien tieu cua to quoc hinh 2
 
chua truc lam co to- cot moc van hoa tam linh o dao tien tieu cua to quoc hinh 3
Tại lễ khánh thành giai đoạn 1 chùa Trúc Lâm Cô Tô, Ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh đã trao quyết định bổ nhiệm Đại đức Thích Khai Từ làm trụ trì.
 
chua truc lam co to- cot moc van hoa tam linh o dao tien tieu cua to quoc hinh 4
Đại đức Thích Khai Từ cho biết, với hơn 80% dân số theo đạo Phật, từ lâu nguyện vọng được xây dựng một ngôi chùa thờ Phật ở trên đảo làm nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng là niềm mong mỏi của đông đảo nhân dân, Phật tử trên huyện đảo Cô Tô và nguyện vọng đó cũng phù hợp với chủ trương chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước.
chua truc lam co to- cot moc van hoa tam linh o dao tien tieu cua to quoc hinh 5
Việc đầu tư xây dựng một ngôi chùa thờ Phật thuộc hệ thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên đảo Cô Tô là xây dựng cột mốc văn hóa, khẳng định chủ quyền góp phần củng cố an ninh, chính trị tôn giáo vùng biên giới, hải đảo.
chua truc lam co to- cot moc van hoa tam linh o dao tien tieu cua to quoc hinh 6
 Tại huyên đảo Cô Tô, còn có Đền thờ Bác Hồ, ngày 9/5/1961, lần đầu tiên Bác Hồ đã ra thăm đảo và căn dặn đồng bào, chiến sĩ trên đảo: "... Thủ đô Hà Nội tuy cách xa các đảo, nhưng Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến đồng bào các đảo và mong đồng bào đoàn kết, cố gắng và tiến bộ".
chua truc lam co to- cot moc van hoa tam linh o dao tien tieu cua to quoc hinh 7
 
chua truc lam co to- cot moc van hoa tam linh o dao tien tieu cua to quoc hinh 8
Với tấm lòng kính trọng vô hạn đối với Bác Hồ, quân và dân trên đảo Cô Tô đã xin được dựng tượng Người trên đảo, để lúc nào cũng được nhìn thấy hình ảnh của Người. Năm 1968, tượng đài Bác Hồ đã được nhà điêu khắc Nguyễn Văn Quế cùng các đồng nghiệp bắt tay vào thực hiện.
 
Trên đảo nhỏ, giữa bốn bề biển khơi, tượng đài Bác uy nghiêm hướng ra Biển Đông như khẳng định một chân lý, mảnh đất thân thương này là máu thịt của đất nước Việt Nam. 

Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, đầu năm 1954, Cô Tô là xã thuộc huyện Móng Cái, sau đó lại tách thành hai xã đặc biệt trực thuộc tỉnh. Từ 1964, hai xã đã được sáp nhập vào huyện Cẩm Phả. Năm 1994, Chính phủ đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn, đồng thời tách và thành lập huyện Cô Tô.

Trà Vân