Trong khi đó, các âu tàu tại các làng chài Núi Le, Tốc Tan cũng đón nhiều tàu cá và bà con ngư dân vào trú tránh.

Ông Hoàng Thanh Tú - Chủ tịch xã đảo Song Tử Tây cho hay, lúc 12 giờ trưa, sóng gió nổi lên rất mạnh. Một số cây bão táp thân mềm ở triền đảo đã bị đổ dập, sóng đánh trắng các bờ kè, biển động dữ dội.

Thời điểm này tại âu tàu đảo Đá Tây (điểm A, B, C) bộ đội đảo này đã đón gần 20 tàu câu mực và gần 500 ngư dân vào trú tránh. Sóng lớn đánh trùm lên cầu dẫn từ điểm đảo này đến điểm đảo kia, mây trời mịt mù, gió thổi rất mạnh.

leftcenterrightdel
Bộ đội đảo Sinh Tồn giúp tàu câu mực Khánh Hòa buộc dây tàu neo vào đảo tránh bão. Ảnh: Đình Hoàng 

Trước sức mạnh và sức tàn phá của bão số 9, để tránh thiệt hại đến mức thấp nhất có thể xảy ra, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã có chỉ đạo cho kãnh đạo các vùng hải quân quán triệt nhiệm vụ chống bão. Đối với các đảo, điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1, tăng cường quan sát mặt biển, liên hệ chặt chẽ với tàu trực đón tàu cá và bà con ngư dân vào các âu tàu trú tránh bão, các tàu trực sẵn sàng cơ động tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trên biển, khi cần thiết sẵn sàng sơ tán ngư dân khi có lệnh.

leftcenterrightdel
Hướng dẫn tàu cá của ngư dân vào âu tàu tránh bão. Ảnh: Công Viễn 

Tại nhà giàn DK1/17, Trung tá Lê Xuân Nam - Chỉ huy trưởng cho biết qua điện thoại, sóng gió ở khu vực DK1 đã nổi lên rất lớn. Sóng đánh trùm sàn cập tàu và phần lan can dưới. Nhà giàn đã cố định các thiết bị như đầu thu vệ tinh TVRO, hạ cột cờ, hạ thấp cần ăng ten thông tin, gia cố các thiết bị sàn công tác, chuyển các bồn rau vào vị trí an toàn, radar mở 24/24 quan sát mặt biển, tăng cường quan sát mắt phát hiện mục tiêu từ xa, mở kênh sóng thông tin cực ngắn để tiếp nhận thông tin từ tàu cá vào trú tránh bão…

CTV Mai Thắng