Nhiều ngả đường, tuyến phố rơi vào trạng thái ùn tắc, tê liệt, giao thông hỗn loạn, người tham gia giao thông chen lấn, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, biến vỉa hè thành lòng đường, bất chấp quy định để vượt trước,...

Mặc dù các lực lượng chức năng đã xây dựng, triển khai đồng bộ các phương án, đồng thời tăng cường tối đa lực lượng ứng trực, tổ chức phân luồng tại tất cả các điểm nút giao thông trọng điểm. Tuy nhiên, trước sự gia tăng đột biến về lượng người và phương tiện tham gia giao thông lực lượng chức năng đã phải đối mặt với áp lực rất lớn.

Mới nhất, theo thông tin từ Đội 7, Phòng 8, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), chiều 30.4, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông qua cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ở mức cao nên lực lượng chức năng phải tạm cấm các phương tiện đi vào cao tốc tại nút Liêm Tuyền để giảm bớt áp lực. 

Tình trạng ùn tắc nghiêm trọng diễn ra vào giờ cao điểm buổi chiều, đến khoảng 18h cùng ngày, nút giao này được giải tỏa để phương tiện vào cao tốc; tuy nhiên, tình trạng ùn tắc vẫn diễn ra tại khu vực cuối cao tốc thuộc địa phận Hà Nội và tại trạm thu phí Nam Cầu Giẽ. 

Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện, năm 2018 đơn vị này giảm được 12 điểm ùn tắc trên địa bàn TP.Hà Nội, tuy nhiên phát sinh 8 điểm ùn tắc mới như: Khu vực đường gom từ đường Cổ Linh lên cầu Thanh Trì; ngõ 80, 82, 84 Chùa Láng; cầu Lạc Trung - Kim Ngưu; cầu Định Công; Phùng Chí Kiên - Hoàng Quốc Việt; khu vực điểm quay đầu Trung Văn - Tố Hữu; Âu Cơ - Nghi Tàm - Xuân Diệu; Đào Tấn - Nguyễn Văn Ngọc... Được biết, trong năm 2019 Hà Nội sẽ nỗ lực để kéo giảm 10 điểm ùn tắc.

Một số hình ảnh tắc đường của Hà Nội vào khung giờ cao điểm buổi sáng - chiều, đặc biệt là vào trước và sau các kỳ nghỉ lễ.

Điểm mặt những cung đường ám ảnh người dân sau kì nghỉ 30.4 -1.5
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thường xuyên là điểm đen ùn tắc giao thông trong những năm gần đây. Có thời điểm các lái xe cho biết họ bị ùn tắc tại khu vực trạm thu phí khoảng 5 giờ. Ngày hôm qua (30.4), do lượng xe đi qua cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ quá nhiều nên lực lượng chức năng phải tạm cấm các phương tiện đi vào cao tốc tại nút Liêm Tuyền (TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam).
Điểm mặt những cung đường ám ảnh người dân sau kì nghỉ 30.4 -1.5
n đường từ Cầu Thanh Trì hướng về đường Giải Phóng luôn trong tình trạng đông đúc vào những giờ cao điểm buổi chiều khi người dân từ ngoại thành hướng vào khu vực nội thành.
Điểm mặt những cung đường ám ảnh người dân sau kì nghỉ 30.4 -1.5
Trước khu vực cổng bến xe Nước Ngầm hay bến xe Giáp Bát luôn tập trung đông người và phương tiện, điển hình tại đây các xe taxi bắt khách lộn xộn gây khó khăn cho người đi đường và lực lượng chức năng làm nhiệm vụ.
Điểm mặt những cung đường ám ảnh người dân sau kì nghỉ 30.4 -1.5
Tuyến đường quốc lộ 1 hướng Ngọc Hồi đi Giải Phóng luôn ken đặc người và phương tiện giao thông. Các phương tiện di chuyển khó khăn nhất là tại khu vực giao cắt với đường Phan Trọng Tuệ (hướng Quốc lộ 1 đi Hà Đông, Ba La,...); đường Nguyễn Hữu Thọ (hướng Giải Phóng đi Linh Đàm, Nguyễn Xiển,...)
Điểm mặt những cung đường ám ảnh người dân sau kì nghỉ 30.4 -1.5
Khu vực Cầu Chương Dương cũng là một trong những điểm ùn tắc giao thông của Hà Nội khi các phương tiện di chuyển từ quốc lộ 5 hướng về trung tâm thành phố.
Điểm mặt những cung đường ám ảnh người dân sau kì nghỉ 30.4 -1.5
Khu vực đường Láng trước đây cũng là điểm đen ùn tắc giao thông. Hiện tại đường Láng được mở rộng nhưng tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm vẫn thường xuyên xảy ra tại các điểm giao cắt.
Điểm mặt những cung đường ám ảnh người dân sau kì nghỉ 30.4 -1.5
Đường Tố Hữu, khu vực quay đầu đi Trung Văn các phương tiện chen lấn nhau vượt lên cả vỉa hè, thậm chí tại khu vực này nhiều phương tiện ngang nhiên đi ngược chiều gây khó khăn cho các phương tiện lưu thông.
Điểm mặt những cung đường ám ảnh người dân sau kì nghỉ 30.4 -1.5
Đường Nguyễn Chí Thanh ùn ứ nghiêm trọng thường xuyên tại khu vực từ đại lộ Thăng Long đi Kim Mã tại các điểm giao cắt với đường Huỳnh Thúc Kháng; giao cắt với đường La Thành,...
Điểm mặt những cung đường ám ảnh người dân sau kì nghỉ 30.4 -1.5
Trên trục đường 32 hướng di chuyển về Xuân Thủy - Cầu Giấy tình trạng giao thông cũng ùn ứ nghiêm trọng là nỗi ám ảnh của nhiều người tham gia giao thông tại đây. Dọc theo trục đường từ Nhổn đi Kim Mã có rất nhiều trường Đại học lớn của Hà Nội như ĐH Công Nghiệp, ĐH Thương Mai, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Sư Phạm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và ĐH Giao thông vận tài,...
Điểm mặt những cung đường ám ảnh người dân sau kì nghỉ 30.4 -1.5
Tuyến đường Phạm Văn Đồng đang trong thời gian thi công công trình đường mở rộng Vành đai 3 đi cầu Thăng Long khiến các phương tiện di chuyển chậm chạp, khó khăn. Không những vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường tại đây luôn ở mức báo động.
Điểm mặt những cung đường ám ảnh người dân sau kì nghỉ 30.4 -1.5
Vào các buổi chiều tối khu vực đường Nguyễn Trãi các phương tiện hướng từ Quốc lộ 6 Hòa Bình hướng về Hà Nội bắt đầu với lưu lượng lớn gây khó khăn cho người tham gia giao thông.
Điểm mặt những cung đường ám ảnh người dân sau kì nghỉ 30.4 -1.5
Khu vực đại lộ Thăng Long hướng ra đường Vành đai 3 cũng trong tình trạng tương tự. Đặc biệt thời điểm này rất nhiều xe tải và xe khách di chuyển ồ ạt gây tắc đường nghiêm trọng.
Điểm mặt những cung đường ám ảnh người dân sau kì nghỉ 30.4 -1.5
Khu vực đường vành đai 3 các phương tiện di chuyển xuống đường Nguyễn Trãi thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm vào các buổi chiều sau ngày nghỉ lễ. 

Theo Hoàng Thành/Dân Việt