Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xử lý rác: Vừa thiếu vừa yếu

Chủ nhật, 18/09/2011 - 11:02

(Thanh tra) - Chính quyền TP. Hồ Chí Minh xác định từ nay sẽ chỉ ưu tiên các dự án đầu tư xử lý rác có công nghệ hiện đại và hạn chế tối đa tình trạng chôn lấp rác.

Từ thu gom đến xử lý rác đều còn nhiều việc phải giải quyết

Rác liên tục tăng

Thống kê mới nhất từ Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho thấy, mỗi ngày TP. Hồ Chí Minh thải ra 7.200 - 7.500 tấn rác các loại, trong đó khoảng 250 - 300 tấn rác thải độc hại.  Khoảng 6.500 tấn rác trong số này được xử lý chủ yếu bằng chôn lấp.

Thống kê cũng cho thấy, năm 2006, chất thải rắn sinh hoạt thu gom được hơn 1,8 triệu tấn/năm tăng 8,6% so năm 2005. Một năm sau, năm 2007 mức tăng là 3,2%, năm 2008 là 4%, dự báo đến năm 2020 sẽ vào khoảng 16.000 tấn rác/ngày đêm. Sự “liên tục phát triển” của rác thải sinh hoạt này dù muốn hay không cũng đặt ra nhiều vấn đề về thu gom, xử lý.

Theo quy trình, toàn bộ lượng rác được tập kết về 241 điểm trung chuyển trước khi đưa đi xử lý rác tập trung. Thế nhưng trên thực tế các điểm tập kết tạm này thường gây ra nhiều phản cảm và phản ứng của người dân, do gây mất vệ sinh, bốc mùi hôi thối. Một giới chức Sở TN&MT than rằng, chính vì lý do này mà hầu hết các địa phương đều tỏ ra “dị ứng” mỗi khi ngành chức năng đặt vấn đề xin lập trạm trung chuyển rác.

Cho đến nay, việc thu gom rác tại nhà dân được phân công rất rõ ràng,  theo đó việc thu gom rác trên các tuyến đường lớn là do Công ty Công ích các quận huyện phụ trách, trong khi lực lượng thu gom rác dân lập chịu trách nhiệm trong các hẻm còn Công ty Môi trường đô thị chỉ chủ yếu lo vận chuyển rác từ các điểm tập kết, các trạm trung chuyển đến khu xử lý.

Với đặc thù thành phố có hàng ngàn con hẻm, như vậy, lực lượng thu gom rác dân lập vẫn giữ vai trò chính trong thu gom, vận chuyển rác. Ước tính 60% rác từ hộ dân do lực lượng thu gom rác dân lập thực hiện. Trong khi đó, việc trung chuyển, vận chuyển rác được phân ra cho Công ty Môi trường đô thị - chiếm 53% lượng rác thải, các công ty dịch vụ công ích quận huyện chiếm 30% và 17% còn lại do các hợp tác xã công nông.

Hạn chế chôn lấp

Chủ trương của chính quyền thành phố là từ nay trở đi chỉ khuyến khích các dự án đầu tư xử lý rác nào đề cao tiêu chí hạn chế chôn lấp.

Theo các chuyên gia, muốn có hướng đầu tư xử lý rác tốt, trước hết cần phải hiểu đặc thù rác tại đô thị,  vốn nhiều tạp chất hữu cơ, độ ẩm rác rất lớn, và người dân không có thói quen phân loại rác từ nguồn. Như vậy, việc “bóc tách” rác tốt sẽ có hướng đầu tư tốt và từ đó sẽ làm tăng hiệu quả tái chế. Theo các chuyên gia, một số những hiệu quả đáng kể từ tái chế rác đó là xà bần được tận dụng làm gạch blốc; rác hữu cơ đem làm phân vi sinh; nylon và cao su tái chế thành dầu FO. Kỹ sư Trần Hùng Dũng, bộ môn Máy và Thiết bị Hóa, Khoa kỹ thuật hóa học, Đại học Bách Khoa nhẩm tính rằng, với 30 tấn rác/ngày, qua tái chế sẽ cho ra 10 tấn dầu FO. Chỉ cần bán 9.000 đồng/lít dầu, tính ra mỗi ngày nhà đầu tư đã thu về 90 triệu đồng trong khi chỉ tiêu hao 3kg nhiên liệu cho 1kg thành phẩm.

Để đối phó với những thách thức trong bảo vệ môi trường, Sở TN&MT hiện đang xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải trên địa bàn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Một trong những ưu tiên trong số này là vấn đề xử lý rác cho thành phố, trong đó nhắc lại ưu tiên cho các dự án đầu tư hạn chế tối đa việc chôn lấp.


Thiện Nhân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm