Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 25/12/2017 - 21:06
(Thanh tra)- “Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm pháp luật, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang (giữa ảnh) tham dự và phát biểu tại hội nghị triển khai công tác tư pháp toàn quốc 2018
Sáng 25/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2018. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Hơn 1.000 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật
Báo cáo tại hội nghị cho thấy, năm 2017, Bộ, ngành Tư pháp đã phản ứng kịp thời, hiệu quả đối với những vấn đề “nóng”, "tuýt còi" những quy định trái pháp luật được dư luận đánh giá cao.
Cụ thể, kiểm tra theo thẩm quyền 27.274 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), các bộ, cơ quan, địa phương bước đầu phát hiện 1.005 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền (tăng 346 văn bản so với năm 2016).
“Việc xử lý các văn bản trái pháp luật được đôn đốc, thực hiện quyết liệt, kịp thời hơn, nhất là những văn bản liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp”, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho biết.
Đặc biệt, nhờ công tác theo dõi tình hình xây dựng, ban hành VBQPPL nên đã chấm dứt được tình trạng “nợ đọng” văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra, xử lý VBQPPL được nâng lên rõ rệt.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nhận định, công tác tư pháp đã vào cuộc sâu hơn, thường xuyên hơn, đóng góp hiệu quả hơn các ý kiến pháp lý để giải quyết những vấn đề vướng mắc, phức tạp về đầu tư kinh doanh, đất đai, xây dựng, giải phóng mặt bằng của Thủ đô.
“Công tác thanh tra, kiểm tra, lĩnh vực hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp được tập trung triển khai hơn so với trước. Qua thanh tra đã xử lý nghiêm và giải quyết những tiêu cực, sai phạm của các đơn vị luật sư, công chứng”, ông Sơn báo cáo.
Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng lùi, rút các dự án luật; chất lượng một số VBQPPL chưa cao; chưa đạt mục tiêu chấm dứt tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết từ năm 2017 khi còn “nợ đọng” thông tư của các bộ.
“Việc giải quyết thủ tục hành chính trong công tác hộ tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp còn có sai sót, bị dư luận lên tiếng. Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp ở một số địa phương còn yếu; vi phạm trong lĩnh vực công chứng, bán đấu giá còn nhiều”, Thứ trưởng Hiếu nói.
Đội ngũ cán bộ của ngành tư pháp còn bất cập, chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ được giao. Nhất là, còn một bộ phận cán bộ thiếu kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn, có trường hợp thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật…
Siết chặt kỷ cương, kỷ luật công vụ
Từ thực tế, năm 2018, ngành tư pháp sẽ chủ động phản ứng chính sách pháp luật, phát hiện, xử lý các văn bản trái pháp luật, không phù hợp với thực tiễn, nhất là các vấn đề pháp lý liên quan đến người dân, doanh nghiệp; khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết.
Cùng với đó, thực hiện tốt nhiệm vụ “đại diện pháp lý” cho Chính phủ trong các vụ kiện đầu tư quốc tế; tham mưu, đề xuất với Chính phủ các giải pháp phòng ngừa khiếu kiện, tranh chấp đầu tư quốc tế; Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm và đề xuất các giải pháp phòng ngừa, hạn chế hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực tư pháp…
Ghi nhận, đánh giá cao kết quả, cũng như phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mà ngành Tư pháp đề ra, Chủ tịch nước Trần Đại Quang lưu ý, để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao thì yếu tố con người - đội ngũ cán bộ tư pháp giữ vai trò quyết định.
Theo Chủ tịch nước, cần chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Ngành Tư pháp phải tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Chủ tịch nước yêu cầu, siết chặt kỷ cương, kỷ luật công vụ, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi công vụ; nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp.
“Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm pháp luật, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, Chủ tịch nước nêu rõ.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng yêu cầu, tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo, tăng cường đối thoại trực tiếp với công dân; rà soát, xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ khiếu kiện, nhất là các vụ việc phức tạp, kéo dài…
Cán bộ thi hành án bị kỷ luật còn khá nhiều Theo Bộ Tư pháp, công tác thi hành án (THA) dân sự (DS) năm 2017 (từ ngày 1/10/2016 đến ngày 30/9/2017) đã thi hành xong 549.415 việc (đạt tỉ lệ 79,25%, vượt chỉ tiêu được giao 9,25%) và hơn 35.242 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 38,31%, vượt chỉ tiêu được giao 8,31%). Tuy vậy, kết quả thi hành án liên quan đến các khoản nợ của tổ chức tín dụng chỉ đạt 27,89%, trong khi số tiền phải thi hành rất lớn (trên 99.000 tỷ đồng, chiếm 60,74% tổng số tiền phải thi hành của toàn hệ thống) nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả THA xong về giá trị trên toàn quốc. “Điều kiện THA trong những vụ án lớn còn gặp nhiều khó khăn do giá trị phải thi hành án lớn nhưng đa phần tài sản đã bị che giấu, hợp lý hóa hoặc tẩu tán nên giá trị tài sản bảo đảm rất nhỏ hoặc thậm chí không có tài sản để THA”, Bộ Tư pháp cho hay. Như trường hợp Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Tập đoàn Vinashin phải thi hành án hơn 600 tỷ đồng nhưng tài sản bảo đảm THA chỉ có 5 tỷ đồng. Số lượng công chức bị xử lý kỷ luật do vi phạm về chuyên môn nghiệp vụ THA vẫn còn khá nhiều với 29 trường hợp. Chủ tịch nước yêu cầu, chú trọng triển khai thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu THADS; tăng cường công tác theo dõi THA hành chính; xây dựng và thực hiện các giải pháp giảm số lượng án tồn đọng, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế, tham nhũng. “Củng cố niềm tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật và cơ quan tư pháp, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội”, Chủ tịch nước nói và nhấn mạnh, phải tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh và cảnh báo, phòng ngừa vi phạm trong toàn hệ thống THADS. |
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC