Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 11/10/2012 - 06:32
(Thanh tra) - Mặc dù đã có bảng thông báo mức giá bán điện đến tận xã, nhưng gần 2 năm nay, 9 xã ở huyện Hương Sơn vẫn tự ý cho các hợp tác xã dịch vụ (HTXDV) điện nâng tiền điện cao hơn nhiều so với mức quy định của Chính phủ.
Ông Cù Xuân Điền, Chủ tịch UBND xã Sơn Bình: “Một là người dân thôi dùng điện, hai là phải chấp nhận mức giá đó”
Mỗi xã thu một kiểu
Huyện Hương Sơn có 30 xã và 2 thị trấn. Đến thời điểm này đã có 18 xã và 2 thị trấn được bàn giao sang Điện Lực Hương Sơn quản lý. 12 xã còn lại giao cho các HTXDV điện dưới sự quản lý của các cơ quan chức năng, trong đó UBND xã trực tiếp giám sát, quản lý.
Gần 2 năm nay, chính quyền UBND 9 xã: Sơn Trường, Sơn Bình, Sơn Ninh, Sơn Diệm, Sơn Châu, Sơn Thủy, Sơn Giang, Sơn Lễ, Sơn Kim 2 đã tự ý cho các HTXDV điện nâng giá điện lên cao hơn nhiều so với quy định mức giá của Chính phủ.
Chính quyền xã Sơn Ninh cho HTXDV điện thu với mức giá chung bán tận hộ là 1.600 đồng/kwh; xã Sơn Lễ điện bán tận hộ là 1.700 - 2.000 đồng/kwh; Sơn Thủy giá điện bán tận hộ là là 1.300 - 1.700 đồng/kwh, điện sử dụng mục đích khác giá 2.000 đồng/kwh; xã Sơn Diệm giá điện bán tận hộ là 1.500 - 1.700 đồng/kwh, điện sử dụng vào mục đích khác giá 2.000 đồng/kwh; xã Sơn Giang điện bán tận hộ là 1.400 - 2.000 đồng/kwh, điện sử dụng vào mục đích khác giá 1.900 đồng/kwh...
Đặc biệt, có 3 xã thu với mức giá rất cao: Xã Sơn Trường giá điện bán tận hộ từ 1.600 - 2.000 đồng/kwh, điện sử dụng vào mục đích khác giá 2.300 đồng/kwh; xã Sơn Châu giá điện bán tận hộ là 1.925 đồng/kwh, điện sử dụng vào mục đích khác giá 2.925 đồng/kwh; xã Sơn Bình là 1.960đồng/kwh.
Ông Trần Hà Trung, Phó phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Hương Sơn cho biết: “Việc bán giá điện là do UBND xã và HTX tự ý. Khi có những điều chỉnh về giá của Chính phủ, Phòng đã có công văn hướng dẫn và nhắc nhở bán giá đúng quy định”.
Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Xuân Cúc, Chủ tịch UBND xã Sơn Trường giải thích: “Vì đường dây điện được xây dựng khá lâu, lại là dây trần nên tỷ lệ hao hụt rất lớn. Bởi vậy, HTX đã xin nâng giá điện để bù vào những khoản hao hụt đó và trả tiền lương cho thành viên HTX”.
Tương tự xã Sơn Trường, 8 xã còn lại đều lấy lý do là hệ thống đường dây cũ kỹ và để trang trải tiền hàng tháng cho các thành viên trong HTX. Chính vì thế các xã đã tự ý cho HTX nâng giá điện lên một vài giá, thậm chí có xã mức chênh lệch với quy định của Chính phủ gần 1.000 đồng/kwh như xã Sơn Bình.
Ông Cù Xuân Điền, Chủ tịch UBND xã Sơn Bình cho biết: “Xã biết là sai nhưng không thể làm khác. Nếu bán đúng với giá theo quy định của Nhà nước thì phải giải thể HTX. Một là người dân thôi dùng điện, hai là phải chấp nhận mức giá đó”.
Người dân vẫn không hay biết
Dù việc tự ý nâng giá điện của UBND và HTX đã gần 2 năm nay, nhưng người dân vẫn không hề hay biết. “Bọn tui có biết cái bảng giá điện của Nhà nước đó mô. Chỉ biết xã thu như rứa” - anh Đinh Sơn, ở xã Sơn Trường nói.
Ngày 20/8/2012, Sở Công thương Hà Tĩnh đã có Biên bản kết luận số 156/KL-STC khẳng định việc tự tăng giá và định mức giá của các HTX trên là hoàn toàn sai và trái với quy định của Chính phủ và đã có quyết định xử phạt các HTX này.
Tuy nhiên, đến giờ về phía chính quyền xã cũng như HTX vẫn không cho người dân biết giá điện của Chính phủ khiến người dân hết sức bức xúc. “Việc bán điện là tự xã đưa ra, bọn tui chỉ biết nộp thôi. Nhiều khi bọn tui cũng thắc mắc là giá điện hơi cao. Khi chất vấn Hội đồng thì họ nói cái ni HTX quản lý, xã không biết”, anh Trần Thắng ở xã Sơn Bình cho biết.
Gia đình chị N.T.T ở xóm 8 xã Sơn Bình là gia đình thuộc diện nghèo. Gần 2 năm nay, chị đều phải đóng giá điện theo mức thu chung với toàn xã là 1.960 đồng/kwh trong khi đáng lẽ chị chỉ phải nộp 993 đồng/kwh theo quy định của Nhà nước. Chị T bức xúc: “Trong khi Đảng và Nhà nước đang hết sức quan tâm, chia sẻ gánh nặng với người nghèo, mỗi tháng còn hỗ trợ cho 30 nghìn tiền điện, thì chính quyền xã lại tự ý cho HTX thu điện với giá cao như thế”.
Xã Sơn Bình có 839 hộ, trong đó hộ nghèo chiếm 23,51%. Từ tháng 3/2011, chính quyền xã Sơn Bình đã cho phép HTXDV Điện Sơn Bình thu với mức giá chung là 1.960 đồng/kwh, trước đó thu với giá 1.600 đồng/kwh.
Còn xã Sơn Trường có hơn 1.200 hộ, trong đó hộ nghèo chiếm hơn 32%, là một trong những xã nghèo nhất của huyện. Từ cuối năm 2010, chính quyền xã Sơn Trường đã cho phép HTX thu với mức giá chung là 1.600 - 2.000 đồng/kwh không kể đó là hộ nghèo.
Câu hỏi mà hàng ngàn hộ dân nơi đây đặt ra là đến bao giờ người dân mới được hưởng giá điện theo ưu đãi của Chính phủ? Khoản tiền chênh lệch mà các HTX thu trái với quy định sẽ được xử lý như thế nào?
BẢNG GIÁ ĐIỆN ÁP DỤNG TỪ 1/7/2012 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
Giá bán lẻ điện sinh hoạt Đơn vị: Đồng/kwh
STT | Mức sử dụng một hộ 1 tháng | Giá cũ | Giá áp từ 1/7 |
1 | 50kwh (nghèo, thu nhập thấp) | 993 | 993 |
2 | Cho kwh đến 100 | 1.242 | 1.284 |
3 | Cho kwh 101-150 | 1.369 | 1.457 |
4 | Cho kwh từ 151-200 | 1.734 | 1.848 |
5 | Cho kwh từ 201-300 | 1.877 | 1.997 |
6 | Cho kwh từ 301-400 | 2.008 | 2.137 |
7 | Cho kwh từ 401 trở lên | 2.060 | 2.192 |
Yến Yến
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình